Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm hoi của Vũ Đình Liên, nhưng đâu cần phải có khối lượng tác phẩm lớn mà chỉ riêng bài thơ Ông đồ đã làm nên tên tuổi của Vũ Đình Liên. Để học thật tốt bài thơ này thì các em học sinh cũng hãy đến với bài soạn văn ngày hôm nay mà Giải Văn mang đến cho các em nhé!

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Bài làm

Bố cục của bài “Ông đồ” được chia làm 3 phần:

– Phần 1 (khổ 1, 2): Xây dựng lên hình ảnh ông đồ xưa.

– Phần 2 (khổ 3, 4): Nói về hình ảnh ông đồ nay.

– Phần 3 (khổ 5): Sự hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1: Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh đẻ làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cám xúc gì về tình cảnh ông đồ?

– Chúng ta có thể nhận thấy được chính trong 2 khổ thơ đầu thì hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết thực sự cũng được biết đến là một hình ảnh đẹp. Thói chơi chữ cũng chính là cái thời đắc ý của ông đồ. Hình ảnh ông đồ như cũng đã xuất hiện cùng với các vật dụng quen thuộc như “hoa đào”, “mực tàu” hay cả những tờ giấy đỏ. Ông đồ cũng đã đem lại niềm vui cho nhiều người khi ông cũng đã viết câu đối tết. Bên đường có bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi tài viết chữ của ông.

Xem thêm:  Tả cảnh sân trường em trước buổi học

– Khổ 3+4: Trong khổ 3 và 4 thì tác giả cũng cứ vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy. Thế nhưng lại với không khí khác xưa đó chính là một sự vắng vẻ theo từng năm, cho đến giờ thì hâu như không còn những người thuê viết nữa. Hình ảnh giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Hình ảnh ông đồ lúc này đây dường như cũng cứ vẫn có mặt, nhưng người ta không một ai nhận ra ông và cũng chẳng còn ai chú ý đến ông nữa. Hình ảnh của ông đồ lúc này đay dường như cũng bị chìm vào trong quên lãng.

>>> Người đọc cũng nhận thấy được có một sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ. Hình ảnh của ông đồ dường như cũng đang bị gạt ra rìa cuộc sống. Ông như cũng đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đố mà nổi tiếng một thời. Thật xúc động biết bao nhiêu khi đọc hình ảnh lá vàng rơi trên giấy và ngoài trời mưa cứ bụi cứ bay. Câu thơ tả cảnh nhưng lại khéo ngụ tình, như thể hiện được một sự lạnh lẽo và buồn thảm.

Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ được thể hiện

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa.

=> Người đọc cũng nhận thấy được kết cấu đầu cuối tương ứng như miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp biết bao nhiêu nhưng hình ảnh ông đồ lại bị vắng bóng và bị thời gian như nhấn chìm và lãng quên đi.

Xem thêm:  Hãy đóng vai Rùa Vàng để kể lại truyện truyền thuyết Sự tích hồ Gươm

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

>>> Nhận thấy được ở đây có câu hỏi tu từ như để gửi được một nỗi niềm thương tiếc của tác giả Vũ Đình Liên đối với ông đồ, và đối với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Câu 3:Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)

– Có lẽ chính với cách dựng cảnh tương phản đó chính là một bên tấp nập đông vui còn ngược lại thì một bên buồn bã hiu hắt. Người đọc cũng nhận thấy được với một bên nét chữ như phượng múa rồng bay còn với bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu đến tủi hờn, bẽ bàng.

– Tiếp theo đó chính là lối kết cấu đầu cuối tương ứng. Khi nói đến khoảng thời gian chính là ngày áp tết, đồng thời cũng chính là một không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Thế nhưng người đọc lại cảm nhận thấy được hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần đi và cuối cùng thì không còn nhìn thấy được bóng dáng của ông đồ nữa.

– Sáng tác theo thể thơ 5 chữ có lời lẽ vô cùng dung dị và dễ hiểu thì chính những hình ảnh thơ mà Vũ Đình Liên mang đến cho người đọc cũng nhuốm màu tâm trạng.

Xem thêm:  Liên kết câu trong đoạn văn, bài văn – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Câu 4: Phân tích đế làm rõ cái hay của những câu thơ sau: – Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu… – Lá vàng rơi trên ỳ ấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Người đọc cũng nhận thấy được chính với những câu thơ tả cảnh ngụ tình như

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Thực sự đây cũng chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả Vũ Đình Liên cũng đã dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy – mực, đó cũng chính là những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Người đọc có thể nhận thấy được chính nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Thêm vào đó cũng là cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên lúc này đây dường như cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

Trên đây chính là bài soạn văn Ông đồ hay mà Giải Văn chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách giáo khoa, bám sát chương trình học. Điều này giúp cho các em học sinh dễ theo dõi và học bài tốt hơn.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 6, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn bài Thánh Gióng

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

Soạn bài Cây bút thần

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *