Home / Văn mẫu tiểu học / Văn mẫu lớp 5 / Liên kết câu trong đoạn văn, bài văn – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Liên kết câu trong đoạn văn, bài văn – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Liên kết câu trong đoạn văn, bài văn – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Hướng dẫn

Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Liên kết câu trong đoạn văn bài văn

Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Trước hết, phải kể đến 3 kiểu liên kết: lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và sử dụng một số từ ngữ có tác dụng kết nối:

– Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

– Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.

– Để thế hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng nối: vì vậy. nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, thậm chí, trái lại, đồng thời,...

Bài tập 1. Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó?

a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.

Xem thêm:  Hót hòn họt những bài thơ yêu em thật lòng gây sốt cộng đồng mạng

b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.

c) Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cùng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “âu ơi…” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.

Bài tập 2. Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau:

nó, đó, nhưng, luỹ tre làng

a) Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở luỹ tre làng. ………… bao trùm xung quanh làng……………. là một thành luỹ rất kiên cố, đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”.

b) Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao…….. kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại………… khát thèm gỉ nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế?

c) Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa……. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi.

Xem thêm:  Tả cây hoa mai ngày Tết – Văn mẫu lớp 4 tuyển chọn hay nhất

Bài tập 3. Điền từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a) Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới……… cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.

b) Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm,………..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.

c) Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bẩy trăm con. Tối nào…………………………… cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con:

– Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

>>Xem đáp án bài tập tại đây.

Tags:Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt · Liên kết câu trong đoạn văn · Tiếng Việt 5

Theo Dethihay.com

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em Bài làm Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *