Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Chất hiện thực và lãng mạn của bài thơ Đồng chí

Chất hiện thực và lãng mạn của bài thơ Đồng chí

Đề bài: Chất hiện thực và lãng mạn trong bài thơ Đồng Chí.

BÀI LÀM

Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ cho văn chương bén rễ và sinh sôi nên các tác phẩm văn học luôn phản ánh về hiện thực đời sống và thơ cũng không ngoại lệ. Thơ ca chưa bao giờ nằm im, nó luôn đi tìm cái đẹp trong hiện thực ấy, vì thế , khi tạo ra “đứa con tình thần”, người thi sĩ luôn mong muốn tác phẩm ấy thể hiện được sự lãng mạn nhưng không đánh mất đi chất hiện thực. Chính Hữu đã lươm nhặt những hạt mầm lãng mạn trong hiện thực cuộc chến tranh nhiều gian khổ để xây dựng nên hình tượng người chiến sĩ buổi đầu chống Pháp thật đẹp. Chính vì thế, khi nhận xét vầ bài thơ này, có ý kiến cho rằng “Đồng Chí “ là bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa hiẹn thực và lãng mạn.

Tác phẩm Đồng Chí được ra đời vào năm 1948, sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham chiến trong chiến dịch Việt Bắc, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp len chiến khu Việt Bắc. Sống trong thời kì chiến tranh loạn lạc, Chính Hữu đã cảm nận được sự gắn bó keo sơn của người lính phụ hồ để rồi, ông viết ra bài thơ Đồng Chì như nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của tình cảm mới lạ này

Qua lời thơ mộc mạc giản dị, Chính Hữu đã tái hiện lại chân thực và sinh động hoành cảnh xuất thân của người lính cụ Hồ:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Những người lính chất phác được đưa vào trong thơ thật tự nhiên và giản dị làm cho người đọc ngỡ rằng, cuộc đời những người lính đẹp tựa lời bài thơ. Với cặp sóng đôi “anh” và “tôi” cùng thành ngữ giàu sức gợi “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”, những câu thơ hiện lên như khúc ca chứa chan tự hào của hai người nông dân mặc áo lính. Họ đều xuất thên từ gia cảnh nghèo khó, lam lũ, người được lớn lên ở vùng trung du, người được nuôi nấng từ vùng ven biển, dường như, việc cùng chung xuất thân đã làm tiền đề cho người lính sát lại gần nhau hơn. Quê hương ‘anh” và “tôi” đều lam lũ, gian khổ, con người “anh” và “tôi” đều là những người nông dân đã quen cày sâu quốc bẫm, họ đều phải đổ mồ hôi mặn để đối lấy miêng cơm manh áo sống qua ngày, tuy vậy, trong họ vẫn ánh lên sự tự hào. Tự hào vì từng thửa ruông chua, từng mảnh đất sỏi đá kia đều do ông cha ta, những thế hệ trước phải hi sinh xương máu, mạng sống để dành lại độc lập, vì thế, trong lòng người lính, họ luôn mang trên mình sự tự hào và quyết chiến vì Tổ QUốc, dân tộc. Qua hai câu thơ trên, Chinh Hữu đã cực tả cuộc sống kham khổ của những người nông dân, tuy nhiên, với tình yêu quê hương, lớn hơn là yêu đất nước, các anh đã từ giã con trâu, cái cày để nghe theo con tim đang ngân vang tên Tổ Quốc, khoắc trên mình khẩu súng quyết chiến vì hoà bình. Những người nông dân mặc áo lính chất phác cũng được nhắc đến trong bài thơ Nhớ của nhà thơ Hồng Nguyên:

“ Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi “một hai”

Súng bắn chưa quen

Quân sư mươi bà i

Lòng vẫn vui cười kháng chiến.”

Khi xa quê hương vào nơi chiến trận, các anh đã trải qua nhưng khó khăn gian khổ vì thiếu thốn về vật chất, có lẽ, phải là người lính thực thụ cùng tâm hồn nhạy cảm đặc biệt, CHính Hữu mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống dộng về những gian nan đời lính.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày.”

Câu thơ chầm chậm vang lên đầy sâu lắng nhưng nhịp thơ ngắt quãng không đồng đều làm người đọc ngỡ rằng, vừa cất bút lên dòng thơ về đêm buốt lạnh, tác giả như sống lại trong lòng những cảm giác run sợ, lạnh lẽo. Sống giữa rừng Việt Bắc lạnh lẽo, người lónh đã nếm trải những khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh tả thhucjw đã hiện rõ nét về những nguy hiểm, bệnh tật nơi núi rừng đang bùa vây các anh. Đất nước bấy giờ còn nghèo khó, những người lính chiến đấu phải chịu đựng khổ cực vì thiếu thuốc men, vật chất. Họ đói ăn đói mặc, bệnh sốt rét đáng sợ như một nỗi ám ảnh với người linh. Ám ảnh không chỉ vì sự nguy hiểm cướp đi mạng sống của nó , họ sợ khi bị bệnh sẽ chẳng cóng hiến được cho đất nước và hơn hết là trở thành gánh nặng cho đồng đội. Trong những nam tháng lăn xả ấy, những tấm áo xanh bộ đội của họ đã nhiều lần rách tả tơi, nhưng, thời chiến tranh khốn khổ, họ đã dùng những mảnh vài thừa,vá cho nhau lên mấy bộ áo lính rách. Sự dệt vá không chỉ che đi bờ vai đang nhuốm máu, họ còn dệt cho nhau sự an ta,, chiến đấu vì ngày mai tất thắng. Những bàn chân không giày rướm máu vì đường đồi, những bàn chân trần nứt nẻ vì tiết trời lạnh giá càng tô đâm lên sự cực khổ, khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc vào đông.

Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh về con chó lớp 9

Chất hiện thực về sự khắc nghiệt của thiên nhiên còn được thể hiện qua câu thơ:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối.”

Câu thơ đã khắc hoạ rõ nét về thời gian và không gian hoạt động của người lính, đó là vào đêm lạnh đến, khi khu rừng đang chìm vào sương muối hoang vu, các anh chống chọi cái lạnh, cái thiếu ngủ để hiên ngang phục kịch giặc. Thời gian này có lẽ là khoảng thời gian khắc nghiệt nhất, bởi lẽ, khi đêm buông xuống sẽ kéo theo  lạnh giá đến buốt tâm can, không những thế, những giấc ngủ luôn kéo đến dày vò họ, điều đó càng khắc hoạ rõ nét sự vất vả, gian lao người lính phải chịu. Tuy nhiên với ý chí quyết tâm bảo vệ mảnh đất quê nhà luôn thường trực trong họ đã tiếp  cho họ sức mạnh vượt len phía trước.Qua lời chia sẻ của ông Lê ĐÌnh Phương về đời người lính, ta càng hiểu sâu hơn về sự gian khổ: “Có lúc, nhiều tháng liền ăn dầm ăn dề trên núi, lương thực thiếu, phải hái trái rừng, đào củ, ăn lõi cây, uống nước suối, lấp tạm bao tử.Trang phuc mục nát, rách chỗ nào vá chỗ ấy, CHiếc quần cứ dày thêm theo năm tháng, Có nhiều đồng đội phải chịu đói, chịu khát chống chọi với đói rẻ. Anh em vào sinh ra tử tóc rụng dần vì căn bệnh quái ác. Và không ít đồng đội đã bỏ mạng trên chiến trận vì căn bệnh quái ác đó.” Đời người lính hiện lên với gian nan vất vả, họ phải chịu đựng những bất hạnh, khó khăn để giữ gìn mảnh đất thiêng liên cho dân tốc,vì thế , thế hệ trẻ chúng ta cần biết giữ gìn, xây dựng lên một Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh.

Huy Trực từng nói : “Thơ là rượu của thế gian.” Thực vậy, thơ là chén rượu tình làm biết bao con người say đắm, sự lãng mạn trong thơ như chất men say đôi khi làm tâm hồn người hưởng phiêu lãng lên chín tầng mây nhưng có lúc, lại khiến họ phải bật khóc, chua xót khi những câu thơ thấm đúng vào nỗi lòng họ. Chất lãng mạn trong thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu cũng thế, vẻ đẹp của tình đồng chí lung linh và lãng mạn đã làm người đọc mê say ngây ngất, để họ phải thốt lên sao tình đồng đội lại tuyệt vời đến thế. Khi chỉ dùng vài câu thơ tả thực để khắc hoạ rõ nét về sự khắc nghiệt nơi chiến trận, ông đã đặt chọn tâm mình vào những câu thơ về tình đồng đội đẹp đẽ. DƯờng như viếc xây dựng lên sự vất vả nơi rừng núi chỉ là bức phông nền cho tình đồng chí hiện lên vẻ vang hơn:

“Quê hương anh nước mặn đòng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

Ngay từ lần đầu nhập ngũ, hai người lính đã thân nhau vì họ đèu chung hoàn cảnh nghèo khó. Sự đồng cảm về gia cấp đã khiến họ gần nhau hơn. Cặp từ xưng hô “anh” luôn đứng trước “tôi” đã khẳng định tầm quan trong và đề cao bạn của người lính cụ Hồ. Nhưng cái khéo, cái hay của Chính Hữu được thể hiện qua cách chọn lọc từ tinh tế, ông dùng từ “ đôi” thay cho từ “hai” làm hai con người xa lạ ấy như có mối liên kết bền bỉ với nhau từ rất lâu. Trước khi ra lính, họ vẫn là người nông dân cày sâu cuốc bẫm, họ chưa từng gặp, chưa từng biết đến sự tồn tại của nhau. Tuy vậy, hoj đều chung lí tưởng chiến đấu, chung tái tim luôn hướng về TỔ Quốc thân yêu, vậy nên “ đôi người xa lạ” ấy đã “ từ phương trời chnawr hẹn quan nhau” như cuộc gặp gỡ duyên số, như gặp nhau để hoà lại thành một, thắp sáng lên ngọn đuốc chiến đấu anh dũng vì nước nhà.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Từ những người xa lạ chẳng hề quen biết, giờ đây, hình ảnh người lính gắn bó keo sơn như hình với bóng qua nghệ thuật hoá dụ “súng”,” đầu” cùng điệp từ “bên”. Đây không chỉ hình ảnh tả thực về người lính, đó còn là một biểu tượng đẹp về tình đồng chí keo sơn. Trong những đêm trường canh gác chiến khu, hai người họ đứng cạnh bên nhau đầy tâm tình. “Súng bên súng” là đại diện cho lý tưởng chiến đấu, là đại diện cho sự quyết chí, là lời đanh thép muốn dành lại chủ quyền dân tộc. “Tôi “ với ‘anh” , “súng bên súng”, chúng ta sẽ luôn bên nhau , nuôi nấng cho nhau niềm tin, sự lạc quan, quyết tâm vì Tổ Quốc.Còn “Đầu sát bên đầu” là đại diện cho sự đồng lòng đồng sức, đồng cam cộng khổ giữa hai người lính. “Anh” đi gác trong đêm lạnh giá, “tôi” theo “anh” để ta truyền hơi ấm cho nhau.Sự có mặt của anh và của tôi đã làm núi rừng trở nên ấm áp,không gian tĩnh mịch như được thắp sáng và sống động hơn, bởi lẽ, ở một khoảng trời nào đó, có hai trái tim đang ấm nồng tình đồng chí. Với điệp từ “súng”, “bên”, “đầu”, câu thơ tưa như nhịp đập con tim, qua đó, tình đông chí càng thêm gắn bó, thắt chặt với nhau . CÙng xuất thân trong gia cảnh nghèo nàn, cùng lí tưởng chiến đấu cao đẹp, họ còn cùng chịu cảnh thiếu thốn về vật chất. TUy nhiên, sự thiếu thốn ấy như sợi dây vô hình kết nối hai người: “Đêm rét chúng chăn thành đôi tri kỉ.”, khi màn đêm lạnh buông xuống, những người lính phải trải lá rừng ra để nằm, họ đắm trên mình  tấm chăn mỏng hay thậm chí chỉ là chiếc áo lính rách để vượt qua đêm rét.Trong đêm trường đó, hai người lính chia sẻ với nhau hơi ấm của mình, tuy hơi ấm của hai người không thể đánh bại được buốt giá của rừng hoang sương muối, nhưng sao họ lại cảm thấy ấm áp lạ thường. “Chung chăn’’ là chung hơi ấm chung khó khăn ,chung lý tưởng, chính từ những thứ đó đã bén vào tâm hồn họ, thắp sáng ngọn lửa đỏ rừng rực xua tan đi buốt giá, sự thiếu thốn khắc nghiệt nơi chiến trường. Và từ ấy, từ “Thương nhau sau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.” (Tố Hữu) họ đã trở thành “đôi tri kỷ”. Qua cách sử dụng từ Hán Việt “tri kỷ” tác giả đã đã nói lên sự hiểu bạn như hiểu mình trong lòng hai người lính. Không những thế, ông còn cho ta thấy được định nghĩa mới, “tri kỷ” không chỉ nói tới bạn đời, theo ta đời đời kiếp kiếp, tri kỷ còn là sự thấu hiểu, đề cao sự quan trọng của đối phương. Trong màn đêm buốt giá, chùm tấm chăn vào là họ mở ra biết bao nhiêu câu chuyện, biết bao tâm tư nỗi niềm riêng của mình. Hai hơi thở khác nhau nhưng chung nhịp đập của trái tim, điều đó đã làm họ gắn kết bền bỉ với nhau. Họ trao cái ôm nồng hậu, hai bàn tay siết chặt ý chí quyết tâm. Tình bạn thiêng liêng của họ vượt lên trên tất cả để trong trái tim họ thầm khẳng định ‘anh’ và’tôi’ là đôi tri kỉ. Khép lại những dòng thơ đẹp về đồng chí với giọng thơ mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của người nông dân, Chính Hữu đã reo lên hai chữ : “Đồng chí!” đầy kính trọng. Nhịp thơ chuyển ngắt đột ngột đã tạo nên một điểm trống sâu lắng khiến người đọc phải suy ngẫm. “Đồng chí!” -một lời kết thơ đặc biệt, một điểm nhấn, điểm tận như bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành lên tình đồng chí, mở ra biết bao những biểu tượng đẹp về tình đồng đội. “Anh’ với ‘tôi’ trao cho nhau ngọn lửa sưới ấm, trao cho nhau sự quan tâm, gắn bó bền bỉ để rồi, những tình cảm mộc mạc ấy đã cho lòng tôi gọi anh là ‘đồng chí’. Hai tiếng “Đồng chí” không chi là tiếng gọi đơn thuần, đó còn là lời khẳng định được kết tinh từ những gì đẹp nhất, tinh tuý nhất của tình đông chí đồng đội. Đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, tiếng reo “Đồng chí” trong thơ đã làm bừng sáng cả bài, cho người đọc thấy sư thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí trong chiến tranh. Ngồi bên nhau, hai anh lính đã nói ra biết bao tâm tư, nỗi nhớ của mình:

Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

“Ruông nương anh gửi bạn thân cày

Gian nà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Ba câu thơ đã chia sẻ nỗi longf riêng nhưng rất chung của những người lính.ĐI ra chiến trận, họ bỏ lại gia tài của mình, ruộng nương họ gửi bạn, căn nhà không hộ mặc cho gió lùng. Từ “mặc kệ” không chi thể hiện sự không cần thiết so với sinh mệnh của Tổ Quốc, nó còn thể hiện sự hi sinh lớn lao, quyết bỏ cơ ngơi để bảo vệ nước nhà. Từ tình yêu quê hương, các anh nâng thành tình yêu dân tộc nhưng sâu thẳm trong tim họ là một nỗi nhớ thương da diết. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” với biện pháp nghệ thuật nhấn hoá kết hợp cùng hoán dụ, Chính Hữ đã trải nỗi nhớ về hai chiều: bên kia chân trời, nơi xóm làng anh đã trú ngụ, những người thân yêu, người cha người mẹ, đứa con thơ cùng người vợ hiền đang trông ngóng tin anh, gửi vội những lá thư thăm hỏi hay hình bóng anh về thăm nhà. Còn nơi đây, nơi mưa bom bão đạn, các anh nghĩ về quê hương với nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Tuy , nỗi nhớ khiến các anh khóc vì nhớ nhà, buồn vì quê hương nhưng nó đã biến thành sức mạnh, thúc đẩy các anh phải chiến đấu, phải chiến thắng để về với quê nhà.

Xem thêm:  Phân tích cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Trải qua bao khó khăn gian khổ, tình đồng chi giữa các anh càng trở nên thắt chặt và mặn mà hơn:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Câu thơ chầm chậm vang lên sâu lắng, tái hiện tình cảm đồng chí đẹp đẽ giữa cuộc sống khó khăn, vất vả. Cách xây dựng cặp sóng đôi ‘áo anh” , ‘quần tôi’đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa hai người lính. Họ luôn sát cách bên nhau, sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo. Áo anh rách, tôi sẽ vá cho anh, chúng ta đùm bọc lẫn nhau qua bao thử thách nơi chiến trường:

“ Cuộc đời anh tôi chia một nửa

Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm

Nửa dãy Trường Sơn tháp nghềnh vất vả

Nửa bát cơm hạt muôi nhọc nhằn.”

Cuộc sống gian nan vất vả là thế, họ vẫn luôn giữ cho mình nụ cười lạc quan. Họ truền cho nhau nụ cười ấm áp giữa mùa đông giá rét. Chân trần đất lạnh vẫn làm họ thấy vui. Nụ cười của họ hiện như một bông hoa mang lại sự lạc quan, tin tưởng về tương lai phía trước cho nhừng người bạn của mình. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” họ gửi cho nhau những cái bắt tay nồng hậu, trao cho nhau hơi ấm, sức mạnh chiến đấu. Cái nắm tay như làm họ trở nên hoà hợp hơn, hiểu nhau hơn để từ đó, họ thương lấy nhau, thương từng nỗi nhớ, thương từng sự khốn khố của người bạn lính.. Từ ‘thương’ khôgn chỉ dừng lại ở tình thương người, nó đã vượt lên trên tất cả, là sự cảm thông, sự xót thương cho nhau, sự sẵn sàng chia sẻ hi sinh cho người bạn của mình. Họ đã đến bên đời nhau qua cái bắt tay tình nghĩa.

Chất lãng mạn đã hiện rõ nét nhất trong câu thơ cuối :

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Giữa không gian bao la tĩnh mịch ẩn chứa đầy nguy hiểm, hình ảnh hai người lính đứng bên nhau dưới ánh trăng hiện lên đẹp đẽ và lung linh lạ lùng. Họ đứng hiên ngang giưax trời đất, ung dung tự tại bất chấp mọi nguy hiểm. Nhịp thơ 2/2 như nhịp lắc chông chiêng, chông chênh lơ lửng.Hình ảnh thơ thật độc đoá, gây xúc đông bất ngờ, thú vị cho người đọc. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa thơ, vừa xa lại vừa gần, vừa mang tính chiến đấu lại vừa mang tính trữ tình. “Súng” là đại diện cho chiến tranh, sự quyết tâm dành lại hoà bình, là người chiến sĩ với lí tưởng chiến đấu cao đẹp mong ngày giải phóng đất nước. Còn “ trăng” là vẻ đẹp của thiên nhiên, là đại diện cho hoà bình nhưng cũng là tâm hồn lãng mạn bay bổng của thi sĩ. Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng hoà trong thơ khiến câu thơ trở nên đẹp đã và đầy chất lãng mạn.Độ rung động và xao xuyến của bài thơ có lẽ chỉ nhờ cào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan toả trong không gian, xoa đi nối nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Sự kết hợp giữa cái chân thực dữ dội tàn khốc của cuố kháng chiến và sự bay bổng của tâm hồn người chiến sĩ, sự hoà quyện giữa tình thần chiến đấu và vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên đã biến hình ảnh tat thực trở thành một biểu tượng cao đẹp về đồng chí.

Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả dã trải qua, CHính Hữu đã đưa ta sống lại những ngày tháng gian khổ nhưng lãng mạn và phi thường, DƯới ngòi bút tài hoa của minh, những hình ảnh của người lính nông dân hiện lên đôn hậu, giản dị lại vô cùng lậc quan, lãng mạn. Qua đó, ta cũng thấy được những vẻ đẹp rực rỡ, cao cả củ người lính thời chống Pháp, để từ đó, ta càng yêu thêm những con người vì quê hương đất nước.

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/chat-hien-thuc-va-lang-man-cua-bai-tho-dong-chi
  • Hiện thực trong thơ cuả đồng chí

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *