Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Suy nghĩ về câu nói: Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, làm chạm khắc theo một cách riêng

Suy nghĩ về câu nói: Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, làm chạm khắc theo một cách riêng

Đề bài: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, làm chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng). Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

Bài làm

Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn một con người”. Thơ ca là diệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn. Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thỗ và mang dấu ấn của người nghệ sĩ. Với Sóng Hồng thì: “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Hiểu và suy ngẫm, ta thấy ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn.

Ai cũng biết, thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Sóng Hồng viết “thơ là thơ…” là muốn nói đến hình thức của thơ ca. Đó là một hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của thơ. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét: “Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ’ thì Sóng Hồng lại viết: "… thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” chính là nói tới sức gợi và cải tài của thơ. Nếu như giai điệu, âm thanh là chất liệu của âm nhạc; màu sắc, đường nét là chất liệu của hội hoạ thì thơ ca bao gồm tất cả điều này. Và ngoài ra còn là sự sáng tạo “theo một cách riêng”, làm nên những “vần chữ’ khác lạ, tạo nên cái “độc” trong thơ, tạo nên sức gợi cảm, sự rung động, lôi kéo sự đồng cảm của hàng triệu trái tim, hàng triệu tâm hồn..

Nhìn bên ngoài, thơ là một kiểu sắp xếp, có vần, nhịp điệu. Đọc Thương vợ của Trần Tế Xương ta sẽ thấy rõ điều này:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên trong cảnh đợi tàu

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

 Eo sèo mật nước buổi đò đông, …

Cách gieo vần “ông” (sông, chồng, đông, công, không) và giọng điệu lắng đọng, sâu sắc góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ sự tảo tần lam lũ của bà Tú. Tác giả còn dùng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp phối hợp các từ láy vừa có giá trị tạo hình, vừa cỏ giá trị gợi thanh “lặn lội”, “eo sèo” đặt ở đầu câu để nhẩn mạnh đức tính chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh của người vợ. Phải chăng từ những điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thơ của Tú Xương?

Nếu như một tác phẩm truyện cẩn đến nhân vật, tình huống truyện… thì một tác phẩm thơ lại cần đến cách gieo vần, hình ảnh, nhịp điệu… Phải chăng chính điều đó đã khiến Sóng Hồng phải thốt lên: “thơ là thơ”, bởi thơ ấy là “gốc ở tình, ngọn ở lời, hoa ở âm thanh, quả ở ý nghĩa” (Bạch Cư Dị)

Có ai đó đã nói răng: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là được làm người vẽ đường đến xứ sở của cái đẹp”. Hay nói cách khác, tác phẩm thơ còn vẽ nên những hình ảnh mà nhà thơ muốn phản ánh. Trong bài thơ Câu cá mùa thu, tác giả Nguyễn Khuyến đã thăng hoa đến tuyệt mĩ để viết nên những câu thơ giàu chất hoạ. Ngôn ngữ nhả thơ sử dụng không cầu kì, trau chuốt nhưng lại gợi cảm đến không ngờ. Hình ảnh thơ cứ hiện lên từ những gì bình dị nhất:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

ầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (…)

Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Bằng tài năng trong việc miêu tẳ, Nguyễn Khuyến đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thu “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Đó là bức tranh thu có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, đường nét và kích cỡ. Gam chủ đạo của bức hoạ này là điệu xanh, sắc xanh: từ xanh trời, xanh nước, đến xanh bèo. Giữa sắc xanh ấy đâm ngang một màu vàng của chiếc lá thu rơi… Thật đẹp!

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật Hội thoại và đối thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Nhà văn R.Gamzatôp đã nói: “Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu hội hoạ chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi”. Thế mới biết “thơ là hoạ” quan trọng như thế nào…

Không chỉ “là thơ, là hoạ”, thơ còn “là nhạc” nữa. Cái kì diệu của thơ có lẽ chăng phải tìm trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Nỏ được tạo nên từ sự hiệp vần, phối xen bằng trắc, trầm bổng, cách ngắt nhịp vừa thống nhất, vừa biến hoá. Thi phẩm Vội vàng của Xuân Diệu là minh chứng rõ nhất cho chất nhạc trong thơ.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mảy đua và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…

Nhạc tính ở đây vui vẻ, hối hả, vội vàng như một lời giục giã. Cụm từ “ta muốn” được lặp lại bốn lần đã nhấn mạnh khao khát thật sôi nổi và mạnh mẽ trong nhịp điệu dồn dập của những câu thơ. Đó là khát khao được giao cảm với đời nên Xuân Diệu muốn “ôm”, “riết”,; “muốn say", “muốn hôn”, “muốn thâu” cả mùa xuân. Tác giả thật tài tình khi viết nên những câu thơ giàu chất nhạc: hổi hả, sôi nổi, dồn dập. Nhưng hơn cả vẫn là thứ nhạc lòng được nhà thơ gửi gắm trong đó – là nhạc được hình thành từ cảm xúc yểu đời, yêu tuổi trẻ, yêu mùa xuân của tác giả.

Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: “‘Tấc phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không những ghi lại cái đã cỏ rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Bởi thơ đòi hỏi sự lạ hoá, để tạo dấu ấn riêng. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã “chạm khắc theo một cách riêng” bằng một liên tưỏng độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Xem thêm:  Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Nếu thơ ca truyền thống lấy chuẩn mực của cái đẹp là thiên nhiên, thì với Xuân Diệu, chuẩn mực của cái đẹp chính là con người. Ví “mùa xuân ngon” như một cặp môi của người thiếu nữ là sự “lệch chuẩn”. Nhưng nhờ đó đã tạo được dấu ấn riêng cho nhà thơ. Tác giả đã cụ thể hoá cái trìu tượng (tháng giêng) bằng một cảm giác hôn lên mùa xuân. Người viết như đang ái ân, đang tình tứ với mùa xuân, với tuổi trẻ bằng tình yêu thiết tha với cuộc đời. Quả thật, “nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ” (Sê-khốp).

Suy cho cùng, lời nhận xét cửa Sóng Hồng chính là tiêu chí để đánh giá một nhả thơ thực thụ, một nhà thơ chân chính. Mỗi tác phẩm là đứa con tinh thần của họ nên phải có sự khám phá riêng, độc đáo từ nội dung, tư tưởng đến hình thức. Một bài thơ hay là bài thơ có thơ trong nghệ thuật, có hội hoạ và âm nhạc trong thơ và có sáng tạo riêng biệt. Bốn yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một yếu tố nào đó, tác phẩm không thể hoàn hảo được.

Tóm lại, thơ ca là môn nghệ thuật mà nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải vẽ, phải tạo nhạc và phải sáng tạo cái riêng. Làm được thế, tác phẩm thơ có giá trị sẽ để lại dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng người đọc theo thời gian…

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/suy-nghi-ve-cau-noi-tho-la-tho-nhung-dong-thoi-la-hoa-la-nhac-lam-cham-khac-theo-mot-cach-rieng

Check Also

bieu cam ve mai truong than yeu 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *