Giá trị nhân đạo trong Chí Phèo – Nam CaoQuả không sai khi nói rằng, mỗi tác phẩm văn học là kết quả được […]
Hướng dẫn
Giữa những bộn bề phức tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng hiện thực phê phán, Nam Cao được nhận là một chủ cửa hàng khác đặc biệt với tấm lòng nhân đạo và tình thương dành cho những người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhà văn đã đưa người đọc đi sâu khám phá cái đẹp ẩn sâu bên trong của những số phận bất hạnh, những con người “cùng hơn cả dân cùng”. Tiêu biểu cho cuộc hành trình gian truân vất vả ấy là truyện ngắn “Chí Phèo”. Đọc tác phẩm ta sẽ thấy rõ được tư tưởng nhân đạo cao cả cùng tình thương và nam cao dành cho nhân vật của mình.
Quả không sai khi nói rằng, mỗi tác phẩm văn học là kết quả được nhào nặn từ đời sống. Nếu tác phẩm văn học chỉ là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không chuyển được cảm hứng đến với bạn đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua các tác phẩm của mình, đồng thời tìm ra cho mình một lối đi riêng khác hẳn với những nhà văn cùng thời đầu. Đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta sẽ thấy rõ được điều đó. Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nam cao được viết năm 1941. Đầu tác phẩm có tên “cái lò gạch cũ”, sau đó Nhà xuất bản tự ý đổi thành “đôi lứa xứng đôi”, đến năm 1946 nhà văn quyết định đặt tên tác phẩm là “Chí Phèo”.
Không giống như “chị Dậu”, trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan phải chịu nỗi đau về mặt vật chất bị cái nghèo đầy đọa, nhưng vẫn giữ được danh dự nhân phẩm, Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại phải chịu nỗi đau đớn về mặt tinh thần bị mọi người đẩy ra khỏi xã hội, cự tuyệt quyền cơ bản nhất đó là quyền làm người. Đọc tác phẩm chúng ta sẽ không khỏi xót xa với những nỗi khổ đau Chí Phèo phải chịu đựng, để từ đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo, sâu sắc mà Nam cao dành cho Chí Phèo từ đó cứu rỗi linh hồn đầy tội lỗi, rồi đây khao khát được làm người nơi Chí Phèo.
Cả cuộc đời Chí Phèo vốn là một con số 0 tròn trĩnh, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, ngay từ khi sinh ra chí đã bị cha mẹ ruồng bỏ quân hắn vào cái váy đụp rách bỏ ở cái lò gạch cũ vắng người qua lại, may mắn thay một anh thả ông luôn đi qua nhìn thấy hắn từ đó chị lớn lên trong tình thương và sự cưu mang của cả dân làng Vũ Đại. Năm 18 tuổi Chí làm canh điền cho nhà lý kiến. Khi đó hắn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, hắn cũng đã từng mơ về một ngôi nhà ở đó vợ chồng hạnh phúc bên nhau, vợ dệt vải nuôi tằm, chồng cuốc mướn cày thuê, rồi chúng bỏ một con lợn ra nuôi khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Nhưng có ai ngờ thân phận nô lệ đâu để cho hắn yên khi thói dâm dục của bà 3 ý kiến nổi lên cùng thói ghen tuông của lão cũng là lúc Chí Phèo bị đẩy vào tù để rồi 7, 8 năm sau ra tù chí đã trở thành con quỷ dữ của cả làng vũ đại bị mọi người xa lánh, sợ hãi.
Hắn về lớp này trông khác hẳn không ai nhận ra Chí là ai, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cao trắng hơn, cái mắt đen lại rất cơn cơn trông đặc như thằng răng đá, hắn mặc cái quần đen, cái áo tay vàng, cái ngực phanh để lộ những hình chạm trổ rồng phượng, cái chân hình một ông tướng cầm trùy trông gớm chết. Không chỉ thay đổi về nhân hình, chí còn thay đổi cả về nhân tính, hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy hắn ngồi uống rượu với thịt chó từ trưa đến chiều say là hắn chửi. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi cả dân làng Vũ Đại nhưng chẳng ai đáp lại tức mình hắn chỉ đứa chết mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã bắt đầu bằng tiếng chửi của chí, tiếng chửi của chí thể hiện sự khát khao muốn được giao hòa, giao cảm với con người với cuộc đời. Nhưng đáp lại tiếng chửi của chí chỉ là tiếng của ba con chó giữ, là con người vậy mà chỉ có 3 con chó dữ đáp lại tiếng hắn. Vậy chẳng khác nào hắn đã bị đánh tụt từ hàng con người xuống hàng con vật, chính trong cơn say ấy ý chí đã bị Bá Kiến lợi dụng biến hắn trở thành tay sai đắc lực của lão từ khi hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng vũ đại, phá nát biết bao gia đình.
Đọc tác phẩm ta cứ tưởng rằng cuộc đời của chí sẽ trượt dài trên con đường của sự tha hóa và biến chất, nhưng với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nam Cao không hề trách giận Chí Phèo và ngược lại ngòi bút của ông hướng về nhân vật vẫn tràn đầy yêu thương. Ông đã cho Chí Phèo gặp Thị Nở để rồi cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng định mệnh này đã khơi gợi tính người nơi Chí Phèo, với lại ở Chí Phèo khát khao được làm người, ban đầu chí phèo gặp Thị Nở chỉ bằng bản tính thú vật của một gã say rượu nhưng nào ngờ Thị Nở người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã nhói vào trái tim đã cằn cỗi, u mê của Chí Phèo để đưa Chí Phèo trở về thoát khỏi tội lỗi. Sau đêm ăn nằm với Thị Nở, lần đầu tiên sau những cơn say Chí hoàn toàn tỉnh táo. Hắn cảm thấy như mặt trời đã lên cao và nắng vàng rực rỡ, người hắn nghe thấy tiếng của những người đi chợ về, tiếng của anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những âm thanh này hôm nào mà chẳng có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy. Những âm thanh quen thuộc bỗng chắp cánh cho ước mơ ngày xưa quay về để Chí Phèo chìm đắm trong hồi tưởng với ước mơ về một căn nhà nhỏ, một gia đình hạnh phúc. Đọc đến đây ta bỗng nhớ đến những tiếng sáo trong ‘Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài. Chính tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã khiến khao khát sống với Mị được trỗi dậy mãnh liệt… Tỉnh bơ trong dòng suy nghĩ Chí như thấy được tuổi già ốm đau bệnh tật nhưng sợ nhất vẫn là sự cô độc. May mà Thị Nở bước vào không thì Thị khóc lên được mất. Thị cắp một cái rổ bên trong có đựng một nồi gì đậy vung, đó chính là nồi cháo hành thơm phức. Thị Nở múc cháo ra bát cho Chí Phèo cầm lấy bát cháo hành trên tay Chí Phèo húp thật ngon lành, hắn chợt nhận ra cháo hành rất ngon và đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho mà không cần phải cướp giật. Chí Phèo cảm thấy yêu Thị Nở và mong muốn Thị sẽ là cây cầu đưa Chí Phèo trở về làm người. Đã có ý kiến nhận xét Thị Nở chính là vị thiên sứ mà Nam Cao phải đến để thức tỉnh Chí Phèo. Thiên sứ ấy không có đôi cánh của thiên thần nhưng lại có bàn tay ấm áp như ngọn gió, ngọn lửa, ngọn gió thổi bay lớp bụi u mê nơi trái tim còn ngọn lửa thiêu đốt lớp vỏ quỷ dữ cho Chí Phèo trở về làm con người lương thiện. Cùng với đôi bàn tay ấm áp, bát cháo hành cũng là một yếu tố quan trọng lay tỉnh Chí Phèo, nó như một liều thuốc giải độc vượt giữa lớp men rượu đánh thức tâm hồn đầy tội lỗi của Chí Phèo, thế nhưng cuộc đời thật trớ trêu khi mà xã hội còn đầy rẫy những định kiến thì khao khát trở về với cuộc sống của mỗi con người thực sự là rất khó khăn. Thị Nở cùng tình yêu của thị giống như một cây cầu vồng lung linh bảy sắc, xuất hiện rồi biến mất sau cơn mưa, chí chưa bước chân lên cầu thì cây cầu đã rút ván. Những lời cay độc của bà cô mà Thị Nở trút lên đầu chí phèo đã khiến hắn hiểu ra mọi chuyện. Chỉ trong chốc lát mọi hi vọng mọi ước mơ đều vỡ vụn quá đau khổ Chí Phèo lại tìm đến rượu nhưng rượu đã không còn đủ sức để làm mờ lý trí, rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất, Chí Phèo xách dao đi trả thù miệng thì nói là đến nhà Thị nở để đâm chết con đĩ Nở, con khọm già. Nhưng chân lại đưa hắn đến nhà bá kiến.Có lẽ lúc này hơn ai hết Chí Phèo đã hiểu ai mới là kẻ đã xóa tên mình ra khỏi cuốn sổ của những con người lương thiện trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo. Giây phút hắn vung dao lên để kết liễu tên cáo già Bá Kiến là những giây phút rực rỡ nhất. Chí cũng đã phải quyên sinh, một cái chết quằn quại đau đớn trên vũng máu tươi trở về làm người. Câu hỏi của Chí “ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất đi những vết mảnh trai trên mặt này” vút lên đầy đau đớn đánh thẳng vào bộ mặt xã hội đầy bất công lúc mấy giờ để lại nhiều trăn trở cho bạn đọc. Có lẽ Nam Cao chưa thực sự tìm ra lối thoát cho nhân vật của mình nhưng cái chết của Chí Phèo đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật của mình chết đi là mong muốn chí phèo có thể giữ lại chút lương thiện cuối cùng của mình.
Với cách xây dựng nhân vật độc đáo, ngôn ngữ sắc lạnh giàu tính khẩu ngữ, câu văn giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm đã cho ta thấy được cuộc đời đầy đau khổ của những người nông dân trước cách mạng tháng 8 phải chịu và sự đồng cảm yêu thương trân trọng mà tác giả dành cho họ.
Chí Phèo đã chết nhưng vẫn còn đó những câu hỏi đầy ai oán không có lời giải đáp, cùng với chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo đã khẳng định phải có một cuộc cách mạng để thay đổi cuộc sống lúc bấy giờ. Đồng thời những nhân vật ấy nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng hơn những hạnh phúc mà mình đang có, đồng thời phải biết cống hiến để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Phân tích tình yêu trong “Chí Phèo” – Nam Cao
Theo Baivanhay.com