Soạn văn Từ mượn chương trình Ngữ văn lớp 6
Hướng dẫn
Trong tiếng Việt, để làm phong phú hơn cho vốn từ cũng như cách biểu đạt khi giao tiếp, bên cạnh những từ ngữ thuần Việt còn có những từ vay mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp… Soạn văn Từ mượn dưới đây sẽ mang đến những thôn tin bài học cụ thể nhất cho bạn.
1. Từ thuần việt và từ mượn
Câu 1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng hãy giải thích các từ: trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng (…)
(Thánh Gióng)
– trượng: một đơn vị đo của Trung Quốc (1 trượng = 10 thước)
– tráng sĩ: người có sức khỏe phi thường, ý chí kiên định, mạnh mẽ
Câu 2. Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
Các từ được chú thích có nguồn gốc từ: tiếng Hán
Câu 3. Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?
sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, đơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét
– Từ nào được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan
– Những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác: Xà phòng, mít tinh, ra- đi- ô, xô viết, ti vi, in- tơ- nét
Câu 4. Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên?
Các từ mượn thường được viết ngắn gọn, cho mọi người dễ định nghĩa dễ hiểu.
2. Nguyên tắc mượn từ
Em hiểu ý kiến sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, v.v….. Còn những chữ tiếng ta có,vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:
Không gọi xe lửa mà gọi “hỏa xa” ; máy bay gọi là “phi cơ”[…]
Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại sao?
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10
NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.615)
– “Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới”. Vốn từ ta không đủ thì ta cần linh hoạt mượn từ.
– Từ mượn, cần dùng đúng nơi đúng lúc không được sử dụng tùy tiện và sai mục đích sử dụng.
– Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, việc mượn từ là cần thiết và hoàn toàn có thể chấp nhận nếu sử dụng đúng cách
Theo Baivanhay.com