Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Sau một buổi học, một chiếc bàn bị gãy chân, than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em tưởng tượng và kểlại câu chuyện đó

Sau một buổi học, một chiếc bàn bị gãy chân, than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em tưởng tượng và kểlại câu chuyện đó

Sau một buổi học, một chiếc bàn bị gãy chân, than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em tưởng tượng và kểlại câu chuyện đó

Gợi ý

Bác Ghế ơi!

Em đang đóng nốt cánh cửa cuối cùng, chợt có một giọng khàn khàn cất lên từ cuối phòng học. Em dừng lại lắng nghe.

Bác Ghế ơi! Bác còn thức hay ngủ rồi đó? Giọng nói đó lại vang lên.

Một giọng nói ngái ngủ trả lời:

Tôi đây! Có chuyện gì thế hả Bàn?

Bác Bàn nhìn ra xa, ngẫm nghĩ, rồi bằng một giọng buồn buồn bắt đầu kể:

Như bác đã biết đấy. Tôi với bác cùng ra đời một lúc lại họ hàng với nhau. Dạo ấy… giọng bác Bàn trầm xuống. Học sinh trường này không có bàn ghế ngồi học. Các cô cậu phải ngồi chật chội hoặc phải ngồi dưới đất mà học. Nhờ sự quan tâm của phường, họ đã đóng ra chúng ta và đặt vào phòng học này đây.

Nói tới đây, bác Bàn dừng lại. Ghế giục:

Bác cứ kể đi, tôi nghe đây mà!

Bác Bàn cất giọng kể tiếp:

Lúc mới vào tôi và bác đều sạch sẽ, thơm mùi gỗ mới. A! Cái thầy gì ấy nhỉ?… Thầy ấy luôn dặn dò các cô, các cậu học sinh giữ gìn chúng ta, không được xô đẩy, khắc tên và giây mực trên thân thể chúng ta. Tôi thấy các cô, cậu học sinh cứ vâng vâng dạ dạ tôi tưởng – nào ngờ… mới hôm qua đây, cái cậu Hùng hỗn láo trèo lên mặt tôi, giẫm thình thịch, làm gãy cả chân tôi. Thế có khổ không chứ.

Xem thêm:  Soạn bài tả cảnh giờ ra chơi ở trường em

Bác Ghế lắc đầu nói:

Thế thì có khác gì tôi. Cái cậu gì ấy nhỉ? Cái cậu mà bác mới nói ấy mà. À, ừm à! Cậu Hùng! Cũng chiều hôm qua thôi, cậu lấy tôi dùng làm “vũ khí” để chơi đánh nhau. Bác biết không? Tôi đau quá, vùng vẫy mãi nhưng không thoát được, cậu ấy càng ghì chặt tôi hơn. Bỗng “xoàng” một tiếng, tôi choáng váng cả đầu óc, thét lên rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đau ê ẩm. Một chiếc xương chân của tôi bị gãy ra. Tôi cố lê về đây đây, bác ạ!

Bác Bàn buồn rầu:

Vết thương của tôi nặng quá, tôi sợ mình không qua khỏi…

Bác Ghế vội vàng:

Ấy, ấy, bác đừng nghĩ đến chuyện đó, tôi sợ lắm.

Tôi và bác phải thoát ra khỏi chốn này – bác Bàn thét lên.

Tôi không đi với bác được đâu.

Bàn ôm mặt rầu rĩ:

Sao tôi không chết đi cho rồi.

Ghế vội an ủi bạn:

Thôi bác đừng khóc nữa. Bác khóc thế có lợi gì đâu? Nhiệm vụ của chúng ta phải ra sức phục vụ cho các cô, các cậu học sinh cơ mà!

Bàn ôm chầm lấy Ghế, vừa cảm động về tấm lòng cao thượng của ghế, vừa ân hận về thái độ bi quan của mình. Mấy giây trôi qua, hai người bạn ấy nhìn nhau bằng ánh mắt đầy nghị lực: “Ngày mai chúng ta sẽ đề nghị nhà trường đưa đi chữa bệnh. Chúng ta sẽ lên tiếng khuyên các cô, cậu học sinh giữ gìn của công, phải có ý thức mới được.” “Nhất định sẽ là như vậy, sẽ là như vậy”.

Xem thêm:  Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngữ văn 6

Vừa lúc đó, đội “Sao đỏ” của trường đi tới. Em vội báo cáo về việc bàn và ghế bị hư hỏng đi “chữa bệnh”. Hình như bàn và ghế cũng nghe được câu nói đó, quên cả đau nhảy lên vì vui sướng.

Theo Baivanhay.com

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *