Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Phát biểu cảm nghĩ của em về chú ếch trong ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Phát biểu cảm nghĩ của em về chú ếch trong ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Phát biểu cảm nghĩ của em về chú ếch trong ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Hướng dẫn

Đề bài: Sau khi học xong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, bằng những hiểu biết của mình, em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về chú ếch trong ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phát biểu cảm nghĩ về chú ếch trong Ếch ngồi đáy giếng

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và nhân vật chú ếch: Ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc trong kho tàng ngụ ngôn Việt Nam. Tác phẩm không chỉ để lại những bài học sâu sắc mà còn để lại ấn tượng mạnh về nhân vật chú ếch.

2. Thân bài

– Tóm tắt nội dung câu chuyện

+ Nó sống trong một cái giếng nọ lâu ngày. Vì thế nó cứ nghĩ mình là chúa tể và coi trời bằng vung.

+ Đến khi trời mưa to, nước giếng dềnh lên và tràn bờ và đưa chú ếch ra ngoài. + Vẫn giữ nguyên những hành động và thói quen cũ, ếch nghênh ngang đi lại và bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

– Trước hết, chúng ta có thể thấy được chú ếch là một kẻ huênh hoang, kiêu ngạo và tự phụ.

+ Nguyên nhân khách quan là do môi trường sống nhỏ bé và hạn hẹp, chưa bao giờ đặt chân ra môi trường bên ngoài.

+ Nguyên nhân chủ quan là do chú ếch không nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân, không biết rằng thế giới ngoài kia còn biết bao nhiêu điều to lớn hơn

Xem thêm:  Viết bài văn miêu tả người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em

+ Ếch nghiễm nhiên cho rằng mình là loài vật to nhất và nó tự phong cho mình là chúa tể muôn loài.

– Chú ếch còn là kẻ không thức thời và không có tinh thần cầu thị.

+ Lần đầu tiên ra khỏi cái giếng bé nhỏ, ếch vẫn giữ nguyên thái độ kiêu căng, tự phụ.

+ Không học hỏi, không quan sát môi trường xung quanh để thích nghi và điều chỉnh đôi mắt nhìn nhận cuộc sống.

– Hình tượng chú ếch trong câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những kẻ có thói kiêu căng, tự phụ

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của hình tượng chú ếch: Như vậy, thông qua hình tượng trung tâm là chú ếch, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại những bài học sâu sắc, đầy ý nghĩa và đầy ý nghĩa triết lí giáo dục: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang và khuyên nhủ con người mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan và kiêu ngạo.

II. Bài tham khảo cho đề phát biểu cảm nghĩ về chú ếch trong Ếch ngồi đáy giếng

Ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc trong kho tàng ngụ ngôn Việt Nam. Tác phẩm không chỉ để lại những bài học sâu sắc mà còn để lại ấn tượng mạnh về nhân vật chú ếch.

Chú ếch là đối tượng trung tâm của câu chuyện. Nó sống trong một cái giếng nọ lâu ngày. Vì thế nó cứ nghĩ mình là chúa tể và coi trời bằng vung. Đến khi trời mưa to, nước giếng dềnh lên và tràn bờ và đưa chú ếch ra ngoài. Vẫn giữ nguyên những hành động và thói quen cũ, ếch nghênh ngang đi lại và bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Trước hết, chúng ta có thể thấy được chú ếch là một kẻ huênh hoang, kiêu ngạo và tự phụ. Nguyên nhân khách quan là do môi trường sống nhỏ bé và hạn hẹp, chưa bao giờ đặt chân ra môi trường bên ngoài, xung quanh lại chỉ có những loài vật nhỏ bé như cua, nhái, ốc,… Vì thế tiếng kêu của ếch khiến các con vật khác hoảng sợ. Nguyên nhân chủ quan là do chú ếch không nhận ra sự thiếu hiểu biết của bản thân, không biết rằng thế giới ngoài kia còn biết bao nhiêu điều to lớn hơn, nên ếch nghiễm nhiên cho rằng mình là loài vật to nhất và nó tự phong cho mình là chúa tể muôn loài, và coi những loài vật khác là “thấp cổ bé họng”.

Không những vậy, chú ếch còn là kẻ không thức thời và không có tinh thần cầu thị. Lần đầu tiên ra khỏi cái giếng bé nhỏ, ếch vẫn giữ nguyên thái độ kiêu căng, tự phụ và không học hỏi, không quan sát môi trường xung quanh để thích nghi và điều chỉnh đôi mắt nhìn nhận cuộc sống. Nó cho rằng thế giới rộng lớn vẫn giống như cái giếng- nơi mà mỗi lần tiếng kêu ồm ộp của nó vang lên thì các loài vật khác đều sợ hãi. Vì thế, nó đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Đây là kết quả tất yếu cho những kẻ huênh hoang, tự phụ và không mở mang sự quan sát. Nếu như chú ếch chịu thay đổi cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống thì chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện đáng tiếc như vậy.

Xem thêm:  Hãy tưởng tượng đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Hình tượng chú ếch trong câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những kẻ có thói kiêu căng, tự phụ và coi trời bằng vung, không bao giờ học hỏi để thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống xung quanh. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều con người tồn tại với lối sống giống như chú ếch kia, chẳng hạn như một bạn học sinh với học lực nổi trội nhất lớp và luôn tỏ thái độ kiêu căng với các bạn xung quanh, nhưng rồi đến lúc tham dự một kì thi học sinh giỏi thì thua cuộc trước những bạn khác; hoặc có những người quá tự tin về khả năng của bản thân, kết quả không chịu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và dần trở thành một kẻ lạc hậu trước nhịp độ phát triển của xã hội.

Như vậy, thông qua hình tượng trung tâm là chú ếch, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại những bài học sâu sắc, đầy ý nghĩa và đầy ý nghĩa triết lí giáo dục: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang và khuyên nhủ con người mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan và kiêu ngạo.

Theo Baivanhay.com

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *