Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Kể lại một câu chuyện thể hiện tinh thần tự trọng mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Kể lại một câu chuyện thể hiện tinh thần tự trọng mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Đề bài: Kể lại một câu chuyện thể hiện tinh thần tự trọng mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Bài làm

Những hạt mưa to như mảng nước từ trên trời xuống. Trên hiên nhà trường chỉ có vài đứa không có áo mưa nên còn trú lại.

May quá, bạn em có mẹ mang đến một cái áo mưa của ba bạn, rất cứng, có túi đựng đồ, thế là hai đứa trùm chung một cái áo mưa ra về.

Nhà bạn gần hơn, nên bạn giao lại áo cho em mang về. Bước vào nhà, em rũ áo cho bớt nước đi thì trong túi áo rơi ra một gói nhỏ khăn mùi xoa. Tò mò em mở ra xem thì có hơn một triệu đồng bạc mới.

Trời ơi, em mừng quá, mấy hôm nay ba ốm không chạy xe ôm được nên chưa có tiền đóng học phí. Hơn nữa em đang khao khát có tiền để mua một cái áo đi mưa, thay cái cặp đựng sách đã rách, đôi ủng đi đã quá mòn… Nhưng… không biết ba bạn có ngờ em lấy gói tiền này không? Em tặc lưỡi nói một mình: cứ chối biến đi là mình không thấy, không lấy.

Nhưng rồi em nghĩ lại, cô giáo mới giảng thế nào là tính trung thực! Sao ta lại tham lam thế?

Trời tạnh mưa là em đem ngay cái áo mưa với gói tiền đến nhà bạn.

Xem thêm:  Tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất

Mọi người đang ăn cơm, riêng ba bạn thì ngồi trên ghế, nét mặt buồn rầu.

– cháu chào bác ạ! Bác chưa xơi cơm ạ!

– chưa, bác vừa đánh mất một số tiền lớn, nên buồn không muốn ăn cơm.

Nghe ba bạn nói, tâm hồn của em xôn xao khó tả. Thế là ba bạn không nhớ rằng số tiền bỏ trong túi áo đi mưa. Em nghĩ bây giờ mình có lấy cũng không ai ngờ, em định đứng lên ra về, nhưng trong lòng vẫn thấy băn khoăn.

Thế rồi như cái máy không chủ động được mình, em bước ra hè cầm cái áo mưa và bỏ lại gói tiền trong túi.

Em làm ra vẻ thản nhiên chào mọi người rồi ra về.

Ra đến cổng, em muốn quay lại để nói với ba của bạn:

– thưa bác, cháu thấy ở trong áo mưa có gói tiền!

Nhưng rồi em nghĩ tại sao đã ngồi xuống ghế nghe ba bạn phàn nàn mất tiền một lúc khá lâu mà không đem trả lại gói tiền! Bây giờ quay lại mà nói thì bộc lộ rõ ràng là một kẻ có lòng tham nên lúng túng.

Cuối cùng về đến nhà em cũng không ăn cơm được nữa. Và đêm hôm ấy em trằn trọc khó ngủ vì câu hỏi “ tại sao không lấy gói tiền khi mình khi mình đang cầm mà họ không nghi ngờ? Tại sao không trả lại gói tiền một cách thẳng thắn đàng hoàng mà phải xử trí vụng về?

Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ Nhàn cư vi bất thiện

Rõ ràng trong lòng mình thiếu trong sáng và trung thực! “

Bài làm 2

Từ Hà Nội em theo gia đình vào thành phố Hồ Chí Minh, và được theo học lớp 4D ở một trường PTCS. Cô giáo xếp cho em ngồi cùng bàn với Thịnh… thế là từ đó em được nghe các bạn xì xào bàn tán:

– Bởi vì chẳng đứa nào muốn ngồi với kẻ nịnh bợ nên cô giáo mới  “ ưu tiên “ cho dân Hà Nội.

Lúc đầu em cũng khó chịu, nhưng rõ ràng Thịnh chẳng có vẻ gì là người bạn xấu. Thịnh còn giúp em chép bài, cho mượn thước kẻ, bút chì khi bị quên ở nhà.

Hơn một tuần sau, em đã có 2, 3 người bạn mới, em tò mò xem tại sao các bạn lại ghép Thịnh vào cái tội “ kẻ nịnh bợ “!

Thì ra Thịnh đã làm những việc mà dưới con mắt của vài bạn “ đầu têu “ trong lớp gọi là nịnh bợ:

Cô giáo bị ốm, thương cô con còn nhỏ, người chồng lại đi công tác xa, nên cứ hai ngày một lần Thịnh đến thăm, dọn dẹp nhà cửa giúp cô.

Một hôm, cô giáo lễ mễ ôm một chồng vở tập làm văn đã chấm xong đưa vào trường để trả cho học sinh, vừa đến cổng trường thì chồng vở bị rơi vãi lung tung. Đám học sinh đang chơi đùa rất đông nhưng chẳng ai nói gì, làm gì. Bỗng nhiên Thịnh từ trong lớp trông thấy chạy ra, miệng nói: “ cô để em giúp “ còn hai tay thì nhặt gọn những quyển vở rất nhanh.

Xem thêm:  Kể về chị gái của em

Nhiều hôm thấy giẻ lau bảng đầy bụi phấn, làm vướng lên đầu tóc cô trắng xóa, Thịnh vội đem ra sân giũ hay đem giặt rồi “ trịnh trọng “ cầm hai tay trao lại cho cô.

Trời ơi, những việc ấy mà là “ nịnh bơ “ ư? Sao lại có cái nhìn lạ lùng như vậy. Riêng em, em nghĩ mình sẽ cố gắng làm theo gương của Thịnh, người được gọi là kẻ nịnh bợ. Theo em Thịnh là học sinh có lòng nhân ái và lòng tự trọng cao bởi không bao giờ Thịnh “ đôi co ” với ai.

Check Also

thaohuyen4 4387256 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *