Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Hướng dẫn soạn văn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Hướng dẫn soạn văn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Hướng dẫn soạn văn Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu và phân tích văn bản của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn học bài

1. Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó;

a. Trả lời các câu hỏi sau:

-Vị thái y lệnh là người như thế nào?

-Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b. Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan Trung sứ: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội…tôi xin chịu tội”.

Gợi ý:

Những chi tiết nói về Thái y lệnh họ Phạm:

-Lấy tiền của mình mua thuốc, mua gạo giúp đỡ cho người nghèo.

-Năm đói kém, dựng thêm nhà cho những kẻ đói khát, bệnh tật, khốn cùng.

-Ưu tiên cứu người bệnh nặng nguy hiểm tới tính mạng trước không sợ kháng lệnh vua.

a. Vị Thái y lệnh họ Phạm là người có tấm lòng yêu thương, hết lòng cứu chữa người bệnh mà không sợ quyền uy, không sợ mang vạ.

Điều cảm phục nhất ở vị Thái y lệnh đó là ông đã dám từ chối vào cung khám bệnh cho vua để đi cứu chữa cho người bị bệnh nặng trước. Điều này thể hiện y đức cao cả của ông.

Xem thêm:  Phân tích ấn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

b. Lời đối thoại của vị Thái y với quan Trung sứ: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội…tôi xin chịu tội” thể hiện sự quả quyết, tinh thần trách nhiệm trước uy quyền của vị Thái y, ông chấp nhận nguy hiểm, đặt cược tính mạng mình để cứu người dân đang nguy kịch.

2. Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

  • Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương có sự thay đổi từ quở trách đến mừng rỡ, khen ngợi.
  • Qua đây có thể thấy được Trần Anh Vương là một vị vu anh minh, sáng suốt, có tấm lòng nhân hậu, rộng lượng.

3. Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Bài học cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau: một thầy thuốc giỏi không chỉ cần có tài năng mà phải có nhân đức, có lòng yêu thương, hết mình vì người bệnh, không vì quyền uy mà bỏ mặc sự sống chết của người bệnh.

  • 4. Hãy so sánh nôi dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản về Tuệ Tĩnh (tr.44)

-Cả hai văn bản đều ca ngợi y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước quyền lực xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau. Tuy nhiên, so với văn bản “Tuệ Tĩnh” thì nội dung văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” nội dung y đức được kể phong phú và sâu săc hơn:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương

-Với vị Thái y lệnh họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân còn có những câu chuyện trước và sau đó của ông, trong khi đó với Tuệ Tĩnh, chỉ có câu chuyện về cách xử sự của ông khi con nhà quý tộc mời đi chữa bệnh.

-Tình huống đặt ra với Thái y lệnh họ Phạm gay gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đó là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao, đe dọa trực tếp đến tính mạng. Đối với Tuệ Tĩnh, cuộc đụng độ ở cấp độ thấp hơn, giữa y đức và quyền thế của vị quý tộc.

-Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh họ Phạm với vị quan Trung sứ diễn ra gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh và con nhà quý tộc.

II. Luyện tập

  • 1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thêm của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm

  • Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh vương phải là người giỏi cả về nghề nghiệp và có lòng đức độ, thương dân nghèo.
  • Nội dung trên giống với nội dung lời thề Hi-pô-cờ-rát ở chỗ: nhân đức được đặt lên trên hết

2. Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm (y: chữa bệnh, thầy thuốc; thiện:giỏi, tốt lành; dụng: dùng, đem dùng; tâm: lòng, tấm lòng). Có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

Cách dịch “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”:

  • Nhấn mạnh, đề cao vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất lương thiện của người làm nghề y.
  • Đối với người thầy thuốc, nhân cách còn quan trọng hơn cả chuyên môn.
Xem thêm:  Kể lại một sự việc dã gây cho em một cảm xúc khó quên

Còn đối với cách dịch “Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” không nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu của người thầy thuốc.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7370 1494911290067 1020 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *