Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Cảm nhận sau khi học xong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Cảm nhận sau khi học xong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Cảm nhận sau khi học xong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Hướng dẫn

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng viết về thái y lệnh Phạm Bân – bậc lương y tài giỏi, đức độ. Em hãy trình bày cảm nhận sau khi học xong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Nam Ông mộng lục” là một tác phẩm của Hồ Nguyên Trừng, trong đó đề cập đến những sự việc cũ của quê hương, đất nước. Thiên thứ 8 trong tác phẩm mang tên “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã kể chuyện về thầy thuốc Phạm Bân, qua đó ca ngợi y đức của ông, niềm tự hào của tác giả về tổ tiên của mình

2. Thân bài

-Giới thiệu về nhân vật Thái y lệnh Phạm Bân: Thầy thuốc Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của tác giả, ông là một thầy thuốc giỏi và có nghề y gia truyền. Dưới thời vua Trần Anh Tông, ông giữ chức Thái y lệnh, vừa là một thầy thuốc có địa vị cao sang lại giàu lòng nhân ái

-Cảm nhận về y đức của Phạm Bân: Y đức của Phạm Bân tỏa sáng và được người đời trọng vọng, tác giả đã nêu ra một số sự việc tiêu biểu làm nổi bật y thiên dụng tâm của Phạm Bân, cùng với bao lời tự hào ngợi ca của mọi người

-Cảm nhận về hạnh phúc chân chính của bậc lương y Phạm Bân: Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm của người thầy thuốc, dù cho ông có mặc tôi không trọn vẹn phận làm tôi, có nguy hiểm đến tính mạng cũng không màng. Đó chính là tầm vóc cao đẹp của một vị danh y vừa dũng cảm vừa giàu đức hy sinh, ông đã thể hiện một tấm lòng cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi giữa mạng sống của bệnh nhân và mạng sống của mình.

Xem thêm:  Hãy kể lại một vài mẩu chuyện mà em nhớ mãi

3. Kết bài

Ý nghĩa của tác phẩm: Qua tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, chúng ta càng thấm hơn vẻ đẹp của Phạm Bân, đó là vẻ đẹp cao cả của người thầy thuốc giàu tình thương người, tâm đức và y đức tỏa sáng, đáng để người ta ngưỡng mộ muôn đời

II. Bài tham khảo

“Nam Ông mộng lục” là một tác phẩm của Hồ Nguyên Trừng, trong đó đề cập đến những sự việc cũ của quê hương, đất nước, tất cả sự việc, cảnh vật và con người trong tác phẩm được tác giả nhớ đến với một số nét về xã hội, lịch sử, văn hóa của thời Lý – Trần. Thiên thứ 8 trong tác phẩm mang tên “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã kể chuyện về thầy thuốc Phạm Bân, qua đó ca ngợi y đức của ông, niềm tự hào của tác giả về tổ tiên của mình.

Thầy thuốc Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của tác giả, ông là một thầy thuốc giỏi và có nghề y gia truyền. Dưới thời vua Trần Anh Tông, ông giữ chức Thái y lệnh, vừa là một thầy thuốc có địa vị cao sang lại giàu lòng nhân ái. Quan niệm hành nghề của ông không phải tích tài mà là tích đức, ông không ngại đem hết của cải trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông chưa từng né tránh những bệnh máu mủ dầm dề, bệnh nhân có thể trị tới khỏe mạnh rồi đi, ông không lấy tiền. Vào những năm đói kém lại dịch bệnh, ông còn dựng thêm nhà, cho những kẻ khốn cùng, bệnh tật đến ở, nhà của ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc.

Xem thêm:  Tả cây khế, một chùm khế trong vườn nhà em

Y đức của Phạm Bân tỏa sáng và được người đời trọng vọng, tác giả đã nêu ra một số sự việc tiêu biểu làm nổi bật y thiên dụng tâm của Phạm Bân, cùng với bao lời tự hào ngợi ca của mọi người. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” đã đưa ra một tình huống mà qua đó chúng ta thấy được nhân cách, bản lĩnh xư thế của người thầy thuốc giỏi được thể hiện rõ. Đó là hoàn cảnh cùng một lúc có hai bệnh nhân, một đàn bà nguy kịch máu chảy như xối và bậc quý nhân trong cung đang bị sốt.

Bậc quý nhân trong cung kia do vua triệu đến khám, mà mấy ai đã dám trái lệnh vua. Trong tình thế đó, Phạm Bân đã có cách xử lý rất tinh tế. Ông nhận thấy rõ tình hình của từng bệnh nhân và đã chọn đi cứu người phụ nữ mất máu kia khi mà mạng sống chỉ trong khoảnh khắc, còn mệnh phu nhân trong phủ không gấp, sẽ đến quan phủ sau, phải cứu cho người bệnh nguy kịch là trên hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm của người thầy thuốc, dù cho ông có mặc tôi không trọn vẹn phận làm tôi, có nguy hiểm đến tính mạng cũng không màng. Đó chính là tầm vóc cao đẹp của một vị danh y vừa dũng cảm vừa giàu đức hy sinh, ông đã thể hiện một tấm lòng cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi giữa mạng sống của bệnh nhân và mạng sống của mình. Thật không uổng khi Phạm Bân được vua khen “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.

Xem thêm:  So sánh giọt nước mắt của bà cụ tứ và người đàn bà

Qua tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, chúng ta càng thấm hơn vẻ đẹp của Phạm Bân, đó là vẻ đẹp cao cả của người thầy thuốc giàu tình thương người, tâm đức và y đức tỏa sáng, đáng để người ta ngưỡng mộ muôn đời. Đây là một câu chuyện giản dị nhưng chứa chan tình người, nêu cao tấm gương đạo đức của người thầy thuốc chân chính.

Theo Baivanhay.com

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *