Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Hướng dẫn

Trong truyền thuyết, Lang Liêu là một anh hùng, con vua Hùng thứ sáu có công giúp vua cha đánh giặc Ân, bảo vệ cửa ngõ của kinh thành Phong Châu… lại là người có công tạo dựng một vựa thóc giàu có ở sát kinh đô (Minh Nông). Tìm của ngon vật lạ dâng vua, Lang Liêu biết dựa vào ông già, bà cả, biết trò chuyện hỏi han, trân trọng nghe lời khuyên của các ông già, bà cả. Một cụ già khuyên: “Nên tìm của ngon vật lạ do chính tay mình tìm ra”. Chàng biết lắng nghe cả tiếng nói của người vợ hiền, lặn lội lên đĩnh Tam Đảo để tìm lá dong tươi tốt. Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là tấm lòng của một người mà là tấm lòng của sự “thuận vợ thuận chồng”, thuận lòng dân. Chàng không chỉ có tài năng mà còn có đức độ.

Việc chọn người tài đức ra giúp nước không máy móc là cha truyền con nối cho con trưởng. Đó là một nét đẹp của nền văn minh Văn Lang. Một vua Hùng có cái tai nghe dân thường công hiến người tài (Thánh Gióng), một vua Hùng có cách nhìn nhận lựa chọn người tài đức trị dân (Bánh chưng, bánh giầy)… đó là những vua hiền của một thời văn minh rực rỡ.

Vua Hùng biết nghe các bô lão đế chọn người thủ lĩnh thay mình… đó là biểu hiện của việc lấy dân làm gốc, vốn thành truyền thống của dàn tộc.

Bánh chưng, bánh giầy chẳng những là ngon, quí mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt: nó bày tỏ lòng hiếu thảo của người con, tôn cha mẹ như trời đất. Nó chứa đầy một tấm lòng đối với quê hương, ruộng đồng. Nó rất dễ làm vì làm bằng những hạt ngọc quí nhất trong những hạt ngọc của trời đất, nhưng mà những hạt ngọc ấy mọi người đều làm ra được. Phải là người có tài mới nghĩ ra loại bánh đó.

Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc sắc, chủ yếu, dành cho ngày Tết mà nếu thiếu thì có thể coi như hương vị Tết sẽ nhạt nhẽo đi nhiều. Trong bữa cơm Tết của người Nhật Bản thế nào cũng có món mì ốhg và bánh qui bằng bột gạo. Họ quan niệm mì ống tượng trưng cho tuổi thọ, còn bánh qui nói lên sự giàu có. Người Trung Quốc thiếu bánh niên cao, mần thầu hoặc bánh chèo dử thì chưa thể gọi là một cái Tết đầy đủ… Trong các loại bánh Tết Việt Nam đứng đầu là bánh chưng.

Trần Quốc vượng (Mùa xuân và phong tục. 1976) Bánh chưng tượng trưng cho đất nước không chỉ vì tổ tiên ta cho rằng mặt đất hình vuông mà bởi lẽ bánh chưng có vỏ lá dong xanh mát như rừng, có lõi gạo thịt nuôi sông người và những thứ đó ta rất ưa thích. Cho đến ngày nay bánh chưng trở thành món ăn ngày Tết không thể thiếu được của cả dân tộc. Bánh chưng có nhiều trên thực tế, có sâu trong cả tiềm thức của mỗi chúng ta. Và như vậy bánh chưng đã thoát khỏi những cơ cấu vật chất, kết thành tình thương nhớ,.lòng yêu quí đất nước quê hương.

Xem thêm:  Hãy nói không với các tệ nạn.

Theo Dethihay.com

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *