Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Tập làm văn 6 đề 18: Kể về một loại cây em yêu.

Tập làm văn 6 đề 18: Kể về một loại cây em yêu.

Tập làm văn 6 đề 18: Kể về một loại cây em yêu.

Hướng dẫn

Kể về một loại cây em yêu

YÊU CẨU

  • Ấn tượng, nhận thức, cảm xúc, đánh giá của mỗi em về các loài cây chắc rất phong phú. Điều quan trọng là em phải nêu được lí do vì sao em yêu loài cây đó và những kỉ niệm gắn bó của em với loài pây này.
  • Các chi tiết trong lòi kể phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo trật tự thòi gian, không gian, nhân quả hay tâm lí), theo ý đồ mà em lựa chọn.
  • Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho thích hợp. Phải biết kết hợp giữa kể với miêu tả, biểu cảm và nghị luận,… Lòi kể tự nhiên, chân thành, cố cảm xúc thì bài văn sẽ có sức truyền cảm.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu về loài cây em yêu (cây gì, ở đâu, vì sao em yêu thích loài cây đó).

THÂN BÀI

Tuỳ kinh nghiệm, vốn sống, cảm xúc của mỗi cá nhân mà lựa chọn đối tượng để kể. Tuy nhiên, bài văn cần thể hiện được các ý sau:

  • Miêu tả được cái cây mà em yêu quý (đặc điểm sinh sông, cấu tạo, ).
  • Lí do khiến em yêu quý và gắn bó với loài cây này?
  • Những kỉ niệm của em với cây? (những câu chuyện đặc biệt liên quan đến loài cây đó).

Nếu xây dựng được tình huống truyện độc đáo thì văn bản kể càng thành công.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ về loài cây em yêu.

Xem thêm Tập làm văn 6: Kể về buổi lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại đây.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Bài 1

Từ ngày còn bé, tôi hay chạy theo ông chăm sóc các cây trong vươn. Những cây con, cây nào cũng đẹp, lá xanh mơn mởn. Nhưng tôi thích nhất cây mít. Bây giờ cây mít đã rất lớn. Trên cái thân cây xù xì, mọc ra những quả to đầy gai. Khi bổ ra, mùi thơm lựng ; bên trong cái vỏ xấu xí là những múi ngon, ngọt, vàng tươi. Nó cũng giông như con người, xấu hay tốt không phụ thuộc vào hình thức bên ngoài — bên ngoài xấu nhưng bên trong là tấm lòng đáng quý hơn vàng. Cây mít với tôi còn quý vì nó gắn liền với bao nhiêu là kỉ niệm bạn bè, cảm động, thân thương ngày thơ ấu.

Bọn trẻ con chúng tôi chơi thân với nhau hơn khi ở bên cây mít. Bọn chúng tôi ít cãi cọ hơn, ít buồn hơn, vì khi giận nhau hoặc buồn bọn chúng lại ra nói chuyện vối mít. Muôn xin lỗi ai, chúng tôi nhặt những chiếc lá vàng viết những lời xin lỗi rồi gửi cho nhau. Cây mít là một thành viên quan trọng trong xóm nhỏ của chúng tôi. Chúng tôi kể chuyện, kể Ịiiềm vui và nỗi buồn với mít. Nhưng có một điểu khiến tôi gắn bó vói cây mít hơn, đó là nó đã giúp tôi kết thân với một người bạn.

Lần ấy, có một người bạn mới, gia đình bạn vừa đến thuê nhà ở gần cái ao mà bọn tôi hay thả những chiếc lá ghi nỗi buồn của mình. Hôm ấy, buồn quá, tôi ngồi dưới gốc cây và ghi:

  • Giá mình có thêm một bạn mới nhỉ!

Vài hôm sau, tôi thấy có mảnh giấy:

  • Mình tên là Hoà, mình rất thích cây mít nhà bạn, mình thường thấy bạn chơi ở đó, mình có thể kết bạn với bạn được không, nếu được mình sẽ chờ bạn ở dưới gốc cây mít nhé!

Và hôm sau, tôi gặp được ngưòi bạn đó. Bạn ấy rất dễ thương, dễ gần. Nhờ bạn ấy, tôi và bọn trẻ con trong xóm đã trở thành một nhóm nhỏ. Chúng tôi lại chơi trò gửi thư cho nhau bằng lá mít. Ai có nỗi buồn, niềm vui, sự xích mích, lại ghi vào lá mít rồi thả xuống ao, chò đợi và nhận được tín hiệu đáp lại. Và điều mà tôi nhớ nhất, đó là dưới gốc cây mít, bọn trẻ con đã tổ chức một lễ cưới cho tôi và Hoà. Hôm đó, Hoà mặc một bộ quần áo chỉnh tề, còn tôi thì mặc chiếc váy trắng. Đồ ăn là một nửa quả mít, và một ít bánh kẹo. Kỉ niệm vui nhất là khi bọn trẻ con cùng reo hò, khi bọn tôi chuẩn bị cầm tay nhau ngồi dưới gốc mít, thì… bạn Hoà chạy mất. Khi đó tôi cứ tưởng là bạn ấy biết xấu hổ, nhưng khi nghe mẹ bạn ấy kể thì hoá ra bạn ấy chạy về để.,, đi vệ sinh…

Xem thêm:  Bài văn tả cô giáo đã từng dạy dỗ em lớp 5 hay nhất

Tôi rất yêu cây mít nhà tôi. Và bây giờ, cây mít nhà tôi còn được tôi thầm đặt cho cái tên là: CÂY – KỈ – NIỆM…

NHẬN XÉT

  • Bài văn kể lại một câu chuyện. Các sự việc, hành động, được lựa chọn và thuật kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Đây là một câu chuyện vui, ngộ nghĩnh của thời con trẻ. Nhân vật xưng “tôi” (người kể chuyện), yêu cây mít vì đó là cây kỉ niệm. Cây mít do ông trồng, “tôi” thường chơi với mít, tâm tình cùng mít. Một hôm buồn, “tôi” thả những cái lá mít ghi nỗi buồn của mình xuống ao, thê là được làm quen vối một người bạn mới. Người bạn mới này nhanh chóng hoà nhập với bạn bè trong xóm. Và rồi một lễ cưới ngộ nghĩnh đã được tổ chức. Đó là một kỉ niệm sâu sắc đôi vối “tôi”. Cây mít đáng yêu — vì cây đã gắn với một kỉ niệm vui, hồn nhiên của tuổi thơ.
  • Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, mở bài, kết bài khá tốt.
  • Lòi kể tự nhiên, trong sáng, có cảm xúc.

Bài 2

Trong mỗi chúng ta, chắc hẩn người nào cũng có một loài cây mà mình yêu quý. Có người thích cây đào, cây mai, cũng có người lại thích cây bàng, cây phượng, những loài cây gắn liền với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên và mái trường với biết bao kỉ niệm buồn, vui thòi thơ ấu. Còn riêng tôi, tôi yêu cây tre Việt Nam, yêu sự bình dị, chân chất của tre. Mỗi khi về quê ngoại, đi qua luỹ tre làng, lòng tội lại trào dâng cảm xúc — một cảm xúc khó tả, chính những lúc ấy, tôi mới chợt nhận ra một điều: không một loài cây nào có thê sánh được bằng tre trong trái tim tôi.

Tôi yêu tre vì lòng can đảm, vì sự bất khuất, quật cường của tre. Trong những năm kháng chiến chông giặc ngoại xâm, tre đã cùng nhân dân đứng dậy tranh đấu, vượt qua những phút giây hiểm nghèo nhất để rồi giành chiến thắng. Tôi cũng yêu tre bởi tre là một loại cây ngoan cường, không bao giò chịu khuất phục trước hoàn cảnh, dù có khó khăn, hiểm nghèo đến mấy chăng nữa, tre già măng vẫn mọc, đó là truyền thông từ ngàn đòi nay của tre. Mỗi khi một lớp tre già bị chặt xuống thì một thế hệ mới lại mọc lên! Tre cứ mọc, cứ xanh tươi mãi mãi, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tre sẽ không bao giờ tàn lụi, sẽ mãi trường tồn với năm tháng, với thời gian. Tre có một sức sông mãnh liệt, khó có loài cây nào sánh kịp. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong môi trường nào, dù là nơi khô cằn đá sỏi hay đất đai bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng, tre vẫn sinh sôi, phát triển.

Đối với tôi, không còn gì hạnh phúc, sung sướng hơn khi được ngồi dưới bóng tre xanh mát rượi vào một ngày trưa hè oi ả, được nghe bà kể những câu chuyện về cuộc sống của tre. Tre là nguồn cảm hứng bất tận, đổi với các nhà thơ, nhà văn. Nhà văn Thép Mới đã từng viết: tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Thật vậy, xưa kia người dân đã biết trồng tre thành luỹ làng — một bức tường thành kiến cố”, vững chắc. Những vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà trang nhã đều được làm từ tre. Chính vì vậy, cây tre đã gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam ; đã trở thành người bạn thân thiết, không thể thiếu được trong cuộc sống của họ. Tre ôm ấp, bảo vệ con người, ngăn cản bước tiến của quân thù. Con người cũng rất yêu quý, trân trọng tre, luôn dành cho tre những tình cảm ưu ái nhất. Từ ngàn đòi nay, tre vẫn giữ mốì quan hệ thắm thiết nghĩa tình với người dân. Từ khi sinh ra, tre đã mang trong mình những đức tính giống con người. Tre luôn sát cánh cùng người dân, chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Dưới bóng tre xanh mát, những câu ca dao, dân ca đã được lưu truyền đến tận ngày nay. Đó là một kho tàng văn hoá vô cùng quý giá và đáng trân trọng.

Cây tre vĩ đại sẽ mãi là biểu tượng cho đất nước Việt Nam, cho những đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Dù có đi xa nơi đâu, đi đến phương trời nào, tôi vẫn nhớ về làng quê thân yêu, về luỹ tre xanh với bao kỉ niệm: Tre xanh xanh tự bao giờ — chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

NHẬN XÉT

  • Bố cục chặt chẽ, mạch lạc mở bài và kết bài khá.
  • Văn bản đứợc thuật kể theo ngôi thứ nhất — nhân vật “tôi” – một cái “tôi” giàu tình cảm, cảm xúc. Lòi văn khá tự nhiên, trong sáng.

Bài 3

Mỗi lần được về quê là mỗi lần tôi lại được ngắm, được thưỏng thức vẻ đẹp mộc mạc mà tràn đầy sức sống của cây tre Việt Nam.

Sáng sớm, tôi chạy ra đầu làng. Ôi chao! Sương ướt đẫm những luỹ tre mượt mà. Ông mặt trời đang từ từ nhô lên, chiếu những tia nắng đầu tiên lên mọi cảnh vật.

Thoạt nhìn, tre giông như bao loài cây bình thường khác. Nhưng chứa đựng trong sự bình thường đó là tất cả những gì cao quý nhất, thiêng liêng nhất trên cõi đời này — sức mạnh toàn dân tộc nằm ở đây. Vì vậy, tôi luôn dành cho loài tre những tình cảm sâu sắc nhất từ trong trái tim mình. Bao giờ tôi cũng tự hỏi: “Tre có từ thuở nào?”. Qua lời kể của bà thì chúng đã có từ lâu lắm rồi, đã sinh sông bao đời nay trên đất Việt. Từ thuở xa xưa, trong những câu chuyện cổ tích đã thấp thoáng bóng tre xanh.

Các bạn ạ! Cuộc đời của loài tre tưởng chừng mãi bình lặng và âm thầm trôi qua nhưng đâu phải vậy. Ngay từ thuở các vua Hùng dựng nước, tre đã cùng Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Rồi đến thời kì cả nước ta phải đứng dậy chiến đấu với bọn đế quốc, thực dân tàn ác, họ hàng nhà tre cũng phải gánh chịu những trận bom đạn tưởng như không thể vượt qua được. Nhưng tre vẫn kiên cường, thuỷ chung bám đất, vẫn cùng nhân dân quyết giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Mọi người đã dùng tre làm thành hàng rào chông lại sắt thép của quân thù. Lũ cướp nước dẫu có vũ khí tối tân như máy bay, xe tăng, đại bác… cuối cùng vẫn phải cúi đầu khuất phục, tháo chạy trước gậy tầm vông, trước cây tre Việt Nam anh dũng, kiên cường.

Xem thêm:  Kể lại chuyện Con Rồng Cháu Tiên một cách sáng tạo hay nhất

Thời gian trôi qua, bom đạn cũng im dần, đất nước sạch bóng quân thù. Thánh Gióng một mình một ngựa bay thẳng về tròi. Những người nông dân lại về với ruộng vườn và cây tre — dũng sĩ lại quay về với luỹ tre quen thuộc ngàn đời. Mạch sống tiếp tục được sinh sôi, nảy nở.

Từ lâu, cây tre đã trở thành biểu tượng cho con ngưòi Việt Nam — bất khuất, kiên cưòng, không bao giờ chịu bó tay trước mọi khó khăn, gian khổ của cuộc đời. Thật vậy, dù cho ở đất sỏi, đất vôi bạc màu loài tre vẫn cứ xanh tươi: Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Thường ngày chăm chỉ làm việc thì đất có nghèo đến mấy, mỡ màu ít đến mấy thì chắt dồn lâu cũng sẽ.hoá nhiều. Tre yêu nắng, yêu trời xanh, không khi nào chịu khuất mình trong bóng râm mà luôn cố vươn cao tìm ánh sáng. Đặc biệt, chúng luôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để tạo nên thành luỹ vững chãi, đủ sức chông chọi với mưa to, gió lớn, chẳng may thân gãy cành rơi, vẫn nguyên cái gốc, từng đòi con cháu nhà tre lại được sinh ra, lớn lên. Cứ như thế, khi mọc ra đều nhọn như chông mà lại mang dáng thẳng, thân tròn cao mãi. Tôi yêu chúng cũng là vì thế. Năm tháng qua đi, tre già măng mọc. Đó chính là quy luật của loài tre từ bao đời nay.

Còn bây giờ, tre vẫn cùng con ngưòi gắn bó trong lao động, sản xuất, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhất là đốì với bà con nông dân, như nhà văn Thép Mới đã từng nói: “Từ cái cuốc, cái xẻng… đến cái thúng, cái mủng, chẳng có thứ nào là không cần đến tre. Ngay cả khi mới lọt lòng mẹ ra đời, nằm trên cái nôi tre hay trến cái võng tre là con người đã quen hơi, bén tiếng với cây tre rồi”. Và từ đây, trên con đưòng đi tới, tre xanh vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc, vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình cùng tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

Mong rằng đất nước ta sẽ xanh mãi với màu tre xanh. Yêu sao luỹ tre làng tôi!

NHẬN XÉT

  • Văn bản được thuật kể theo dòng cảm xúc của người kể chuyện. Người viết đã khéo lựa chọn sự việc để thuật kể và đã làm sáng rõ được chủ đề “loài cây em yêu”. Tre với “tôi” (nhân vật ngưòi kể chuyện xưng tôi) đáng yêu vì nhiều lẽ: Tre đã có từ ngàn xưa ; tre gắn liền vối cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược ; tre có sức sống mãnh liệt, tre thân thiết, hữu ích với ngưòi dân quê Việt Nam,…
  • Người viết đã biết kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.
  • Bố cục khá mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể vừa tự nhiên, trong sáng, vừa có cảm xúc.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7239 1494911290062 1019 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *