Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
Bài làm
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cho nên có rất nhiều tác phẩm thi can viết về Bác thật hay và thật xúc động. Và trong số những bài thơ viết về Bác Hồ thì thi phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc. Bài thơ này cũng đã gây cho chính bản em nhiều xúc động nhất. Không khó để có thể nhận ra được rằng bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Ngay từ câu thơ mở đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt.
Nhà thơ Viễn Phương dường như cứ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Rồi cả hình ảnh của hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam thực sự luôn luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Vậy là Bác đã đi xa thế nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở Việt Nam không bao giờ dứt:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Tại sao tác giả Viên Phương lại chọn hình ảnh cây tre, “hàng tre xanh xanh”… cứ đứng thẳng hàng như đang ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác? Bởi vì lúc này đây thì hình ảnh cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao… Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương dường như cũng đã biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của vị lãnh tụ – Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
Có thể nhận thấy được trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời cũng được nhắc đến đó là câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim “( Từ ấy – Tố Hữu). Hay ta lại bắt gặp thêm một hình ảnh về mặt trời của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đó là:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Tác giả Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị hơn tất cả:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được hình ảnh mặt trời ở đây “mặt trời… rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, ẩn dụ và nói về lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác Hồ. Hình ảnh mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa giống như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.
Nhà thơ Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân “. Chắc chắn rằng trong mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai ai cũng muốn đến dâng lên Người bao nhiêu điều tốt đẹp, nào thì những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập để bày tỏ lòng biết ơn, sự thành kính đối với người. Không chỉ thế mà hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người thật đẹp, thật gần gũi và xúc động biết bao nhiêu. Thông qua đây người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được với cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động. Thêm với đó chính là lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta – nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác Hồ đã để lại cho dân tộc.
Đọc đến khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em biết bao nhiêu. Chính với lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành, vô cùng sâu sắc biết bao nhiêu. Người đọc có thể nhận thấy được chính với câu mở đầu nhà thơ viết dòng thơ đầy cảm xúc: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, và cho đến đây Viễn Phương lại nghẹn ngào nói rằng: Mai về miền Nam thương trào nước mắt… Thực sự câu thơ có sức nặng, có biết bao lưu luyến, buồn thương đến khó nói. Tác giả ra về trong muôn dòng lệ ngắn dài. Rồi sự xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm “con chim hót”, mong muốn để làm đóa hoa tỏa hương, hay còn mong muốn để làm cây tre trung hiếu,…với những mong muốn này để có thể được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Không có gì ngạc nhiên khi đến ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ “muốn làm” như thế và khi đó thì giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Thực sự đọc những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Nếu như đọc trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc thế nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta lên biết bao nhiêu cảm xúc:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Bác ơi – Tố Hữu)
Trong mỗi chúng ta thì ai ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành”cây tre trung hiếu”của đất nước quê hương:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh “Cây tre trung hiếu” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam luôn luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.
Khi mà Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam ta. Thi phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu.
Tuệ Tuệ