Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Phát biểu cảm nghĩ về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua (mẫu 2)

Phát biểu cảm nghĩ về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua (mẫu 2)

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài tuỳ bút Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua

Bài làm

Bài Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I. Ê-ren-bua, về phương diện tinh thần giống như một thứ Hịch tướng sĩ của nước Nga trong những năm bốn mươi của thế kỉ XX. Vừa có ý nghĩa khai tâm, đánh thức những gì đẹp đẽ nhất của lòng người vốn hình như vẫn còn niêm phong, tiém ẩn, nó vừa tập hợp sức mạnh vô song của nhân dân nước Nga, Liên bang Xô viết đối mặt với thử thách nặng nề của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức xâm lược (1941 – 1945). So với bài hịch của Trần Quốc Tuấn, nó không hướng tới một đối tượng hữu hạn (tướng sĩ) mà phát động toàn dân, cũng không xuất phát từ những tín điều đạo lí đã trở nên chuẩn mực một thời mà từ những rung cảm nhân văn bình dị nhất. Tính dân chủ, tính toàn dân hiện lên rất rõ ràng trong bài tuỳ bút chính luận nổi tiếng một thời.

Về bố cục bài văn, có thể có những cách hiểu không giống nhau. Thông thường, người ta cho rằng bài văn có hai đoạn: đoạn một: lòng yêu nươc bát nguồn từ những gì thân thuộc nhất, đoạn hai: lòng yêu nước được thế hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Còn một cách khác: lấy sự kiện chiến tranh làm mốc dẫn đến lòng yêu nước của con người có hai cấp độ khác nhau. Bài viết này theo phương án thứ hai.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua (mẫu 2)

1. Lòng yêu nước ban đầu của con người như một con suối nhỏ, chưa hề sâu rộng, mênh mông. Nó gắn với môi trường sống, với thiên nhiên như “Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời” (ý thơ Tổ Hữu). Đó là những phản xạ tự nhiên mà con người thường có. Một cái cây trước nhà, một cái phố đổ ra bờ sông, vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, đó là “những vật tầm thường nhất”. Trong câu văn kể việc đã hình thành một nhạc điệu xao xuyến, bâng khuâng của tình yêu xứ sớ. Tuy còn một cái gì mơ hồ, chưa định hình rõ nét, nhưng nó đã là lòng yêu nước sơ khai, là điểm ban đầu.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về truyện Thầy bói xem voi

2. Sự đột biến của cảm nhận về tình yêu ấy ở con người chỉ xảy ra trước những biến cố, nhất là những nguy cơ, những thử thách mất còn. Người con trai trong ca dao thời trước chỉ day dứt khi phải xa quê: “Anh đi anh nhớ quê nhà…”. Còn ở đây, vấn đề nghiêm trọng hơn: cuộc chiến đấu nổ ra, vận mệnh của nước Nga treo trên đầu sợi tóc. Chính trong bối cảnh khắc nghiệt ấy mà người Nga đã nhìn quê hương với con mắt khác. Một câu văn tưởng như chỉ là một chuyển ý thông thường, nhưng thực chất, nó đã là một sự phân cấp: “chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”. “Chiến tranh”, đó là một cái mốc, những con người sống trên lãnh thổ nước Nga đã trở nên là những “công dân Xô viết”, nghĩa là mang một trọng trách thiêng liêng. Phải đặt câu văn vào bối cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga lúc này là sau một năm phát xít Đức tấn công, quân đội Nga phải thực hiện cuộc lui binh chiến thuật, rời bỏ phía tây, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài mới thấy hết những hàm ý sâu xa của nó. Một trong hai khả nâng: “nước Nga sẽ không còn” xuất hiện. Trong tình hình ấy, tình cảm hồn nhiên với quê hương dược nhanh chóng thay thế bằng những trằn trọc, trầm tư. Cái đang có có thể sẽ thành không, những cảnh vật nên thơ ban đầu lúc này mới trở nên có hồn. Cái đẹp tự nhiên mới bừng sáng lên trong khoảnh khắc. Và cái binh thường đã trở nên khác thường trong những rung động thiết tha. Tất cả đã trở thành máu thịt của con người: cái cây trước nhà sẽ không còn, cái phố nhỏ sẽ tan hoang, vị thơm của trái lê hay mùi cỏ thảo nguyên sẽ sặc sụa mùi chiến tranh bom đạn của quân thù. Chính là trong bối cảnh ấy, người ta mới hiểu thấu đến nao lòng “vẻ thanh tú của chốn quê hương”.

Quê hương của nước Nga, hay rộng hơn cả Liên bang Xô viết, mỗi nơi một vẻ nhưng nơi nào cũng yên ả, thanh bình. Đó là xứ sở của thơ và nhạc. Còn gì thơ mộng bằng những đêm tháng sáu sáng hồng của vùng cực Bắc, hoặc cảm giác về thời gian ngừng trôi giữa trưa hè vàng óng của U-crai-na. Muốn kiếm tìm chất hội hoạ điển hình phải đến Gru-di-a cùng với những niềm vui bất chợt khi thì rời những tảng đá sáng rực, lúc thì dòng suối óng ánh bạc đột ngột hiện ra trước mát được mời chào bằng rượu vang đựng trong những túi bằng da dê như tập quán của dân du mục. Đường bệ và cổ kính là những bức tượng bằng đồng với những con chiến mã tung bờm của Lê-nin-grát, còn Mát-xcơ-va có điện Krem-li như một trái tim. Phát hiện vẻ đẹp muôn màu này, người viết không hề có ý định phô trương. Chẳng thế mà thay cho cái hào nhoáng, cái ngạo nghễ của nền văn minh công nghiệp là thiên nhiên với tầng tầng lớp lớp những vỉa, tầng văn hoá lâu đời. Tính chất tuỳ bút bộc lộ những cảm xức riêng tư – với tư cách một công dân Xô-viết vừa mở ra trên độ rộng, vừa lắng lại ở độ sâu. Ở đó có cái chung, cũng có cái riêng. Nhưng dù là chung hay riêng, có mảnh đất nào, vùng miền nào không phải là một phần cơ thể của nước Nga, của chính người viết, nên có câu văn nào chẳng thao thức, nao lòng?

3. Điểm nhấn của bài văn là đoạn kết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể”. Đó là sự vận hành của quy luật tự nhiên. Nhưng cũng là quy luật của con người: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Ở đây không chỉ là vấn đề biến đổi về lượng. Lượng đổi, chất đổi giống như bão không phải tự nhiên mà có. Nó từ gió sinh ra. Tục ngữ Việt Nam có câu: Kẻ gieo gió phải gặt bão. Kẻ thù động vào nước Nga sẽ hiểu lòng yêu nước của người Nga. Bởi một mặt: tình yêu của con người mạnh, yếu như thế nào thì không có một cách nào khác hơn là phải đem vào thử thách, mà thử thách ghê gớm nhất là lửa đạn của chiến tranh. Và mặt thứ hai, trong thực tế, từ “mùa thu qua” (mùa thu năm 1941), một lẽ phải của tâm hồn đã được xác nhận hiển nhiên: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”. Lẽ phải ấy đã được vang lên trong tiếng súng phản công, đã kéo lên ngọn cờ chiến thắng ngay tại sào huyệt của quân thù.

Xem thêm:  Tưởng tượng em là một người sống cùng thời với nguyễn đình chiểu, tác giả đã kể lại tâm tình của mình khi viết bài Chạy Tây cho em nghe. Em hãy ghi lại câu chuyện giữa hai người.

4. Vẻ nghệ thuật của bài văn, ta thấy nổi lên cách lập luận rất chặt chẽ theo một trình tự lô gích của tư duy: Lòng yêu nước luôn tiềm tàng ở mỗi con người. Khi chiến tranh xâm lược xảy ra, lòng yêu nước ấy được đánh thức, và sức mạnh ghê gớm của nó sẽ được chứng minh. Hai luận điểm đầu là những thực tế (những thực tế không nhìn thấy), còn luận điểm thứ ba là hệ quả, tuy chỉ là dự báo (sẽ được nhìn thấy nhãn tiền). Những điều tưởng như không cần phải bàn cãi gì nhiều, nhưng quân thù không sao hiểu được (không chỉ được chứng minh trong cuộc phản công thắng lợi của Hồng quân Liên Xô, mà cả trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược sau đó không lâu). Cùng với cách lập luận ấy là một lối diễn đạt thật trữ tình, sâu lắng, tài hoa. Lối diễn dạt này nói rất đúng và rất hay vẻ đẹp phong phú của tâm hồn người Nga. Cách viết của Ê-ren-bua giống như người khai thác nguyên liệu tâm hồn ở những tầng sâu và phát hiện ra ở đó một thứ-tiềm lực tinh thần để chính người Nga biến nó thành vũ khí, để chiến thắng mọi thứ bom đạn của quân thù cho dù chúng có ghê gớm đến đâu.

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *