Home / Bài văn hay / Nghị Luận Xã Hội: Thái độ sống lạc quan

Nghị Luận Xã Hội: Thái độ sống lạc quan

Nghị Luận Xã Hội: Thái độ sống lạc quanĐề bài: Đưa ra suy nghĩ của bạn về “Thái độ sống lạc quan” qua […]

Hướng dẫn

Đề bài:

Đưa ra suy nghĩ của bạn về “Thái độ sống lạc quan” qua câu chuyện sau:

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.

Một người hỏi:

– Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?

Người kia trả lời:

– Họ hoàn toàn có thể.

– Sao anh có thể khẳng định như thế?

Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:

– Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?

– Một bình hoa.

Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.

Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

(Trích Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)

Bài làm:

Hellen Keller từng khẳng định: “ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn”. Trong khi đó, Louise lại lên tiếng: “Khi tôi nói Được với cuộc đời, cuộc đời sẽ nói Được với tôi”. Phải chăng những suy nghĩ lạc quan, tích cực bao giờ cũng là nguồn năng lượng vô biên trong mỗi con người, nguồn năng lượng không bao giờ vơi cạn và càng giàu thêm qua những thử thách của cuộc đời? Phải chăng sức mạnh tinh thần có khả năng vực dậy con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất? Câu chuyện về những người dân Đức có lẽ phần nào đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó; nhẹ nhàng, thấm thía, nó đã gửi gắm được tới độc giả bao bài học sống quý báu của mọi thời, của muôn đời.

Câu chuyện kể lại cuộc trao đổi của 2 người Mỹ sau khi họ quan sát nước Đức trong cảnh hoang tàn và trò chuyện với một người dân ở đây. Nước Đức lúc này đang phải đối đầu với kết cục bi thảm sau chiến tranh, cảnh vật chỉ còn là một đống đổ nát thôi. Trước thực tế này, hai vị khách đến từ Mỹ không khỏi bất ngờ với hình ảnh người dân nước Đức khi họ vẫn đặt trên bàn một bình hoa tuy còn đang sống dưới hầm trú ẩn. Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, bi đát, thậm chí chẳng hề có bất kì dấu hiệu nào cho thấy sự đổi thay trong tương lai, bông hoa ấy hiện diện như một biểu tượng của sức sống đẹp đẽ ẩn giấu trong mỗi người dân Đức. Phải chăng bông hoa chính là vũ khí tinh thần bí ẩn mà người Đức vẫn luôn cất giấu, thứ vũ khí giúp họ chống lại hoàn cảnh đầy khó khăn, thách thức sau thế chiến? Phải chăng vì thế mà nhân dân Đức luôn mang theo nó bên mình, đặt nó ở nơi trang trọng nhất trong căn hầm tối tăm? Những câu hỏi đó có lẽ đã không ngừng được khơi lên trong tâm trí hai người ngoại quốc, phần vì đặc biệt, phần vì ngờ vực ý nghĩa sâu xa ẩn kín trong hình ảnh bông hoa. Có lẽ không phải là ngẫu nhiên khi một trong số họ cho rằng đất nước Đức còn có thể vực dậy sau tàn dư của cuộc chiến tranh khi đã suy ngẫm về biểu tượng này kĩ càng. Bông hoa có lẽ không chỉ là để trang trí trong căn hầm tối, mà còn mang ý nghĩa khẳng định niềm tin vào tinh thần lạc quan, luôn hướng về những điều tốt đẹp thường trực trong tâm trí người Đức, ngay cả trong tình thế bi thương. Bình hoa như thay cho lời nói mà người Đức hay động viên lẫn nhau: Dù chìm trong cảnh khốn khó, trong bi thương và những mất mát, vẫn phải tự vực mình dậy mà hướng đến tương lai. Sức mạnh của nước Đức có lẽ đến tự nhiên từ những điều giản dị như thế, nó đã khiến họ nỗ lực xây dựng lại đất nước, phát triển đến ngày hôm nay. Quả thật, dẫu cuộc sống đẩy con người vào tình thế nào, thì sức mạnh tinh thần sẽ luôn giúp con người chiến thắng mọi thử thách nghiệt ngã nhất.

Xem thêm:  Soạn bài thương vợ

Đứng trước thảm cảnh của nước Đức sau chiến tranh đầy hoang tàn và thương vong, có lẽ không chỉ riêng hai vị khác đến từ nước Mỹ, mà tất cả chúng ta sẽ đều đặt ra câu hỏi: Liệu nước Đức còn có thể đi lên, xây dựng đất nước từ đầu, khắc phục những tàn dư của chiến tranh và ổn định lại cuộc sống cho người dân? Thắc mắc này là hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu bởi chúng ta luôn cho rằng không bao giờ là dễ dàng để khôi phục lại mọi thứ trở về lại như cũ sau thế chiến. Mặt khác, nếu quá trình khôi phục này được diễn ra ắt phải mất nhiều thời gian, hao tổn nhiều công sức cũng như tiền của. Nói cách khác, không đơn giản cho việc khôi phục một trật tự bị phá vỡ, một thế cân bằng cho đất nước và lòng dân. Điều này một phần xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa: thật khó khăn để dũng cảm nhìn vào thách thức, chiến đấu và làm nó chịu khuất phục; để vực dậy lòng người trước hoàn cảnh bi đát của cuộc sống. Quả thực, chúng ta vẫn giữ được cho mình tinh thần lạc quan, nghịch cảnh cũng đã là một kì tích cho chính mình.

Đặt ra một câu hỏi về tương lai của người Đức, có lẽ hai người Mỹ cũng đã tìm ra được cho mình câu trả lời khi trò chuyện cùng một người dân nơi này và quan sát cuộc sống của anh ta trong căn hầm tối. Thì ra, niềm tin cho sự phát triển trong tương lai lại nảy sinh từ chính niềm tin về thái độ sống lạc quan, tích cực của người Đức. Hàng động của người dân Đức là đặt bình hoa tươi trong căn hầm tránh đạn tối tăm. Điều đó chứng tỏ rằng, họ không muốn để tâm hồn mình lụi tàn, không muốn không khí u ám của chiến tranh che kín cả tương lai. Nói cách khác, họ không bao giờ sẵn lòng để sự thất bại và cái ngột ngạt đầy bi thương bám dính lấy tâm trí mình. Thay vào đó, họ để cái đẹp và những suy nghĩ tích cực hé nở trong tim. Có lẽ, họ nhận ra được rằng: Họ chỉ có thể vượt qua giai đoạn thử thách này bằng tinh thần không bao giờ khuất phục, gục ngã; họ chỉ thất bại khi đã để cuộc sống cuốn chìm chính mình. Vì thế, kết thúc chiến tranh, người dân Đức không tuyệt vọng mà dạt dào niềm tin về tương lai phía trước

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác

Sở dĩ lối sống lạc quan có năng lực vực dậy lòng người và trao cho chúng ta nguồn sức mạnh vô hình đẻ chiến thắng nghịch cảnh là vì, khi sống lối sống tích cực, con người bao giờ cũng nhìn vào những điều tốt đẹp, có hy vọng mà không bị phân tâm bởi những mặt hạn chế cũng như rủi ro. Cách nhìn nhận vấn đề như thế giúp họ luôn tìm thấy những khả năng để cải tạo hoàn cảnh, mà không dễ chấp nhận bỏ cuộc trước tình thế ngặt nghèo. Vì lẽ đó mà thái độ sống lạc quan bao giờ cũng thúc đẩy người ta hành động, thay đổi cục diện. Nói cách khác, lối sống này tạo cho con người động lực lớn lao để tự mình ứng phó, xoay sở trước nghịch cảnh.

Mặt khác, suy nghĩ tích cực cho con người sự thoải mái và tinh thần cần thiết để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc. Điều này là bởi vì khi chúng ta hình thành trong mình một hệ ý thức lạc quan, mọi vấn đề sẽ được nhìn nhận theo chiều hướng bớt phức tạp và thách thức hơn nó vốn có. Càng suy ngẫm đơn giản trước một vấn đề, chúng ta càng khao khát chinh phục được nó phần nào. Vậy nên, lối sống lạc quan xây dựng và phát triển ở chúng ta một sự tự tin nhất định, trao cho ta cái sáng suốt và hào hứng khi xử lí vấn đề. Tóm lại, có thể khẳng định rằng, tinh thần luôn hướng đến những điều tốt đẹp bao giờ cũng tạo cho con người tâm thế tốt nhất để đường đầu chiến đấu với thách thức.

Hai vị khách đến từ nước Mỹ đã tìm ra ngọn nguồn sức mạnh giấu kín bên trong trái tim người Đức khi họ bị hoàn cảnh đẩy vào tình thế bi thảm – luôn tin và bảo vệ những điều tốt đẹp nhất trong họ. Giờ đây, điều đó không đơn thuần thể hiện vẻ đẹp trong lối sống của người Đức, mà còn làm nổi bật tinh thần không bao giờ chịu khuất phục, đầy kiêu hãnh, kiên cường và bền bỉ của họ. Đó là tinh thần của cả dân tộc, với khát khao phục dựng lại vị trí mà họ đã từng có được. Điều đó được người dân Đức tiếp tục nuôi dưỡng, để rồi tinh thần ấy nở hoa, kết trái trong những thành tựu vượt bậc của đất nước này trong thời đại ngày nay. Dù kiệt quệ sau thế chiến thứ 2, nhưng chỉ đến những năm 1950, Tây Đức đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đến năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất, đất nước này đã trở thành niềm đố kỵ của cả thế giới. Khi đó, Đức là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản về GDP. Đó xứng đáng trở thành bài học quý giá cho toàn thể nhân loại hôm nay và mai sau.

Xem thêm:  Soạn bài những câu hát châm biếm

Hẳn sẽ là một thiếu sót khi đề cập đến tinh thần lạc quan cùng lòng kiên cường, bền bỉ mà không nhắc đến cái tên Nick Vujic. Anh là một biểu tượng đẹp đẽ của ý chí, khát vọng luôn không ngừng phấn đấu, vươn lên, thoát khỏi giới hạn cố hữu của mình. Sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi, anh bị đẩy vào một hoàn cảnh ngặt nghèo hơn bất kì người khuyết tật bẩm sinh nào khác. Suốt quãng thời gian thanh thiếu niên, anh luôn tự dằn vặt, đấu tranh đến cùng với nỗi bất hạnh của mình, để rồi lựa chọn chiến đấu đến cùng với nỗi bất hạnh của bản thân. Bằng cái nhìn lạc quan về tương lai, Nick đã nỗ lực không ngừng để sinh hoạt, vận động và vui chơi như những người bình thường. Và rồi, anh thành công với nguyện vọng của mình. Giờ đây, anh đã trở thành một diễn giả có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, ngày ngày truyền cảm hứng, giúp nhiều người nhận ra những bài học tốt đẹp trong cuộc đời. Như vậy, Nick đã tự viết nên câu chuyện cổ tích của đời mình bằng chính tâm hồn chân thành cùng lối sống tích cực, không cam chịu trước nghịch cảnh.

Tuy nhiên, lạc quan không có nghĩa là tự tin thái quá, đặc biệt là trước những tình huống nguy cấp cần đến sự tập trung cao độ. Lúc này, sự lạc quan vô hình biến người ta thành chủ quan, xem nhẹ mọi thách thức mà không có sự ứng phó tỉnh táo trước chúng. Sự lạc quan thái quá hoàn toàn có thể dẫn đến thất bại hay làm hỏng việc. Tinh thần lạc quan cần được gắn liền với sự nhận thức tương đối về chính mình và hoàn cảnh xung quanh thì mới đem lại giá trị thực sự cho con người.

Thật đáng buồn khi hiện nay còn có những người vẫn luôn giữ thái độ sợ hãi, yếu đuối mà không dám vượt qua thử thách. Họ thật đáng thương khi không đủ tự tin rằng bản thân có thể làm được những điều lớn lao, phi thường so với chính bản thân họ ban đầu.

Như vậy, chúng ta hãy học cách suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, nỗ lực hành động để thay đổi hoàn cảnh và không ngừng hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Bóng tối che kín tương lai hay ngả dài phía sau lưng, sẽ đều là do bản thân chúng ta quyết định mà thôi!

Bài viết về “Thái độ sống lạc quan” của Vân Khanh – học sinh lớp 10 chuyên Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi.

Theo Baivanhay.com

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *