Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Lập dàn ý cho đề văn Phân tích bài thơ ‘Cảnh khuya’

Lập dàn ý cho đề văn Phân tích bài thơ ‘Cảnh khuya’

Lập dàn ý cho đề văn Phân tích bài thơ ‘Cảnh khuya’

Hướng dẫn

I. Mở bài:

– Dẫn dắt:

+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.

+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).

Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết ‘Cảnh khuya’.

– Trích dẫn:

‘Cảnh khuya’là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cô’ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’.

– Chủ để:

Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức ‘lo nổi nước nhà’ của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II Thân bài:

a. Hai câu cầu:Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.

– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất ‘trong’, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’.

Liên tưởng mở rộng:

+ ‘Côn Sơn suối chảy rì rẩm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’

(‘Côn Sơn ca’ – Nguyễn Trãi)

+ ‘Cũng có lúc chơi nơi dặm khách Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo’

(‘Khóc Dương Khuê’ – Nguyễn Khuyến)

– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ ‘lồng’ được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:

‘Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Liên tưởng mở rộng:

‘Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!’

(‘Chinh phụ ngâm’)

Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đém thu về khuya hơn 50 năm về trước. ‘Cảnh khuya’ mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.

b. Hai câu thơ 3, 4thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, của thi nhân: ‘Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà’.

– Hai chữ ‘chưa ngủ’ là nỗi thao thức, là tâm trạng. ‘Chưa ngủ’ vì ‘cảnh khuya như vẽ’ đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. ‘Chưa ngủ’ còn vì một nỗi sâu xa hơn vì ‘To nỗi nước nhà’. Hai câu cuối bài ‘Cảnh khuya’ đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: ‘Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên’.

– Hai chữ ‘chưa ngủ’ cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu ‘chưa ngủ’ triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tinh giữa cảnh khuya suối rừng.

– Tâm trạng ‘lo nỗi nước nhà’ là tình cảm ‘ưu ái’ của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:

‘Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng’

(‘Đi thuyền trên sông Đáy’ – 1949)

III. Kết bài:

– ‘Cảnh khuya’là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch HỒ Chí Minh.

– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.

– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.

– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. ‘cảnh khuya’ là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bát ngát tình.

Theo Baivanhay.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 7 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *