Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Kể lại truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời kể của em

Kể lại truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời kể của em

Kể lại truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời kể của em

Hướng dẫn

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện lí giải về nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm. Em hãy kể lại truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời kể của em.

  • I. Dàn ý chi tiết cho đề kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm

1. Mở bài

Trình bày hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ: Thời ấy, nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc đã kéo quân sang đô hộ nước ta

2. Thân bài

-Giới thiệu nhân vật Lê Thận và chuyện nhận được thanh gươm thần: Lê Thận là một người dân làng chài ở Thanh Hóa

-Lê Thận gia nhập nghĩa quân, cùng Lê Lợi bàn mưu đánh giặc: Khi nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau cứu nước Lê Thận đã gia nhập vào nghĩa quân

-Lê Lợi nhìn thấy chiếc chuôi gươm nạm ngọc: khi đi trong rừng Lê Lợi phát hiện ra một chiếc chuôi gươm nạm ngọc sáng lóa trên ngọn cây

-Sức mạnh của nghĩa quân từ khi có chiếc gươm thần: chiếc gươm thần đã giúp quân ta tràn đầy khí lực, trăm trận trăm thắng

-Kết quả của cuộc chiến: Sau chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua

-Lê Lợi trao trả lại gươm thần: Khi Rùa vàng nhô lên cũng là lúc nhà vua thấy thanh gươm bên mình động đậy

Xem thêm:  Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đồ Sơn

3. Kết bài

Ý nghĩa tên Hồ Gươm: Từ đó trở đi, chiếc hồ Tả Vọng đã được mang tên là Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

  • II. Bài tham khảo

Thời ấy, nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc đã kéo quân sang đô hộ nước ta, khiến cho nước ta rơi vào cảnh chiến tranh, trên khắp đất nước nhân dân đều rơi vào cảnh bị quân giặc hoành hành, chúng giết người và cướp bóc tài sản, lương thực của dân ta.

Khi đó ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy nhưng còn chưa đủ mạnh, quân ta khó lòng đánh thắng, tuy nhiên với lòng căm thù và quyết tâm giành lại đất nước nên quân ta vẫn một lòng đánh giặc. Và cũng trong thời gian ấy, Lê Thận là một người dân làng chài ở Thanh Hóa trong một lần đi quăng vó thả lưới đã bắt gặp chuyện thần kì. Khi mới quăng lưới xuống anh kéo được thứ gì đó động đậy, chắc mẩm là con cá to, nhưng khi kéo lên lại là một thanh sắt mắc vào lưới.

Chẳng lấy thanh sắt làm gì, Lê Thận bèn quăng lại xuống nước rồi đi ra nơi khác thả lưới, lần thứ hai này anh ta thấy lưới nặng trĩu, thầm nghĩ “Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”, nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó, anh ta vứt xuống sông rồi đến lần thứ ba, lần thứ tư vẫn lại là thanh sắt. Lần này Lê Thận nghĩ có điều gì kì lạ trong thanh sắt này, bèn cầm thanh sắt lên và quan sát thật kĩ, bỗng chàng mừng rỡ phát hiện đó là một thanh gươm. Khi nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau cứu nước Lê Thận đã gia nhập vào nghĩa quân.

Xem thêm:  Một hôm em có dịp về miền tây nam bộ để du ngoạn em hãy kể lại chuyến đi ấy!

Trong những trận chiến, Lê Thận chiến đấu rất dùng cảm. không sợ hiểm nguy, đặc biệt chủ tướng Lê Lợi và các tướng sĩ thường hay đến nhà của Lê Thận để bàn mưu kế đánh giặc. Trong căn nhà tối om chỉ có ánh đèn bàn làm việc le lói bỗng thanh gươm lại sáng rực lên, Lê Lọi thấy lạ bèn đến cầm lên, ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên”, rồi thấy không có gì lạ nên lại để xuống. Việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản, những cuộc khởi nghĩa đều thất bại, quân lính tỏ ra chán nản.

Trong một trận, quân ta thất trận, phải chạy vào trong rừng, khi đi trong rừng Lê Lợi phát hiện ra một chiếc chuôi gươm nạm ngọc sáng lóa trên ngọn cây, nghĩ ngay đến thanh gươm ở nhà Lê Thận ông liền tới nhà Lê Thận. Quả đúng như vậy thanh gươm đút vào vừa in, Lê Thận bèn lấy gươm dâng cho Lê Lợi, chiếc gươm thần đã giúp quân ta tràn đầy khí lực, trăm trận trăm thắng, không để sót một tên giặc nào, quân ta nhanh chóng quét sạch quân thù, mang lại sự bình yên cho đất nước, nhân dân. Sau chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua, trong một lần đi thuyền ngự quanh hồ Tả Vọng đã gặp Rùa vàng của Long Quân lên đòi lại gươm. Khi Rùa vàng nhô lên cũng là lúc nhà vua thấy thanh gươm bên mình động đậy, Rùa vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nhà vua hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng, Rùa vàng ngậm gươm vào miệng rồi lặn xuống nước, ánh sáng chiếc gươm vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ "Thời gian là vàng bạc"

Từ đó trở đi, chiếc hồ Tả Vọng đã được mang tên là Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

Theo Baivanhay.com

Check Also

5247396 image 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *