Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Kể lại kỉ niệm của em với mẹ

Kể lại kỉ niệm của em với mẹ

Kể lại kỉ niệm của em với mẹ

Hướng dẫn

Bài làm 1

– Ba anh em tôi đang đánh đáo tường ở góc sân. Tự nhiên anh Thả reo lên:

– Uvề! Uvề chúng mày ơi!

Chúng tôi ngừng lại tất cả, nhìn ra cổng. Tưng hửng! Anh Thả hay có thói như thế.

Đến trưa, ba anh em đói mèm. Anh Thả lại reo:

– Uvề! Uvề!

Chúng tôi tiếp tực chơi đáo. Chả ai tin. Cái reo của anh Thả vứt đi!

Xế chiều, bác Ký bảo anh Hồ, anh Liễu mang sang ba bát cơm. Vừa ăn xong, anh Thả nhìn ra cổng lại reo lên:

– Uvề! Uvề thật đấy, chúng mày ơi!

Lần này chúng tôi vẫn không tin… Nhưng mà u về thật, u đặt quang gánh xuống giữa sân. Mồ hôi ướt hai thành đám ở hai vai áo. Khi mở thúng ra, có ba chiếc bánh đa. u bảo: “Cứ mỗi đứa một cái”.

Hôm nay, u đi tận chợ Chì. Không biết chợ Chì ở đâu nhưng tôi biết là xa lắm. “ChợChìlà chợ Chì xa — Chồng mong con khóc, chém cha chợ Chì”. Có hôm u còn đi tận chợ Roi, chợ Roi xa tít mù tắp. Đứng ở quê ngoại mà nhìn thì chợ Roi ở tận chân dãy núi xanh xa kia.

– u về, u về, u về!!!

Thằng Tịch reo lên. Khi thằng Tịch reo lên như thế, ai cũng phải tin. Mỗi khi u đi, nó lăn ra đất, nó chạy ra cổng, nó gào, nó khóc. Nó khóc đến nửa ngày, nấc lên. Nó khóc mệt thì thôi chứ không ai dỗ được. Nên bao nhiêu lần nó reo lên “U về, u về” thì đấy là thật!

u về! u về thật. Chúng tôi quây quanh u, mở đôi thúng, u chả nói chả rằng. Bao nhiêu quà: Ông Phỗng hiền như bụt, ăn no bụng phưỡn ra, hở cả rốn. Mặt trắng, bụng trắng, chỉ có môi là đỏ. Ba ông, màu sắc sặc sỡ, ngồi ghế, che tàn. Các ông gầy nhom, đội mũ cánh chuồn. Người ta gọi ông là Tiến sĩ. Ba quả bưởi lựng mùi thơm. Một bánh thuốc lào, sợi vàng ươm, bọc quanh bằng lá chuối khô. u bảo đấy là quà của thầy — Hôm nay mua nhiều thế! — Hình như tôi thấy là u đói! u bảo: “Tối nay, chúng mày trông giăng, u nấu bánh đúc lạc, tha hồ ăn”.

Xem thêm:  Dàn ý Cảm nghĩ của em về truyện bánh Chưng bánh Giầy

Tháng ba, ngày tám thường là đói. Nhưng năm nay được mùa! Rằm tháng tám này chắc nhà nhà đều vui. Đến như nhà tôi mà cũng vui cơ mà!

– u về, u về!

u đi gặt thuê cho nhà bà xã đã về! Váy còn xắn đến đầu gối, lấm tấm bùn. u thắt bao tượng màu đã bạc như màu nõn chuối khô. Người u tỏa ra mùi lúa, mùi bùn. u thoát thắt lưng ra, dốc dốc: Cà cuống, niềng niễng, muỗm, những cọng rạ đầy trứng cà cuống… Anh Thả đốt bếp lên. Một lát sau, ba anh em ngồi ăn: Những con muỗm thơm vàng, béo ngậy. Cà cuống “chết đến đít còn cay”, vị cay ngan ngát. Niềng niễng giòn thơm. Trứng cà cuống lép bép, lép bép…

u đi ăn giỗ về. Lần thì trong tay cầm một bọc, bọc bằng lá khoai, lần thì lá chuối đã nướng đi rất dẻo. Trong các bọc ấy toàn thịt mỡ thái to, xôi gấc còn đầy hột, chè đỗ xanh, từng cục từng miếng chứ không thành đĩa… Khi mở ra, anh em tôi vừa bốc, vừa nhúm hết veo…

u về! u về!

Nhiều lần đi chợ về, cắp nghiêng cái thúng. Chúng tôi biết như thế là chả có gì, chúng tôi vẫn reo lên: Uvề! u về! u về… Bao giờ, u đặt thúng xuống, anh Thả cũng ra mở thúng trước tiên: Dăm bó gạo tấm — Một “men” giấy cho tôi đi học. Cục mực tím óng a óng ánh bọc trong mảnh giấy bản… Nhưng u chả bao giờ quên mua quà: Mươi củ khoai luộc. Chiếc bánh đa. Vài đẵn mía…

– u về! u về!…

Tôi cứ ngẩn ngơ: ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: “U về, u về!’’. Ước gì u cứ sống mãi để chúng tôi được reo lên: “U về! u về!…”.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Bài làm 2

Sâu bên trong xóm là khu chợ cóc. Má tui làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn, ai trong xóm cũng biết. Dăm bữa, lại có người trong chợ tới đập cửa, nhờ cấp cứu. Bất kể trưa trật hay khuya khoắt, nếu ở nhà, cứ nghe gọi là má cắp túi thuốc, chạy xất xả, nhưng chẳng bao giờ lấy một đồng tiền công.

Ởchợ, có cô Hai Cù Là, bữa bán rau củ, bữa xoay qua bán quần áo con nít đổ đống, rồi có hôm ngồi thu lu sau cái cần xé đầy ắp hột gà hột vặt. Cô Hai nghèo xơ, bầy con lắp xắp. Đã vậy lại hay đau bịnh. Cứ nghe mây đứa con cô Hai đập cửa báo mẹ nó xỉu giữa chợ, má tui quơ thêm chai thuốc bổ, lọ dầu cù là mang cho cô. Thếnhưng hôm sau, đã thấy giữa chợ cô Hai dang nắng. Má tui kêu trời, cô Hai cười, giải thích trơn trụi: “Nghi bán một ngày thì tụi nhỏ khỏi ăn một ngày, bác sĩ ơi!”.

Người trong chợ hay mang quà biếu má, khi chục cam to tướng, khi con cá lóc còn bơi đùng đùng… Má chỉ nói: “Tui nhận cũng được, nhưng lần sau bác bệnh, tui không chữa đâu nghe!”. Người biểu cười lón lén. ôm quà về. Thế nhưng riêng với cô Hai Cù Là lại khác. Khi cô rụt rè mang qua nhà tui bó rau, hay mấy cái hột gà nhỏ xíu bọc giấy báo nhàu nát, má tôi nhận hết cám ơn vui vẻ. Tui không hiểu nổi má.

Năm tui học lớp 5, má dắt về con gái lớn của cô Hai. Nhỏ Cúc ở nhà tui, ban ngày phụ dọn dẹp, nấu nướng, giặt đồ. Sau bữa cơm tốimá ép nó qua lớp học bổ túc. Tui chẳng khoái nhỏ Cúc. Nó nấu nướng ăn dở, việc nhà vụng về. Nhưng má chẳng bao giờ nghĩ tới việc tìm người giúp việc khác. Một bữa, tự dưng nhỏ Cúc nổi hứng mang đôi giày vải của tui ra chà rửa. Trưa về, nhìn đôi giày thôi màu nhoe nhoét trên dây, tui hét lên giận dữ. Thủ phạm thò đầu ra, lãnh trọn hai chiếc giày bay vào bụng. Nó túm tóc tui, giựt luôn. Hai con nhóc níu chặt nhau, hét inh ỏi.

Xem thêm:  Phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng

Từ nhà sau má chạy lên, gỡ hai đứa ra. Tui khóc nức nở. Nhỏ Cúc ngồi một góc, mặt lầm lì. Tui nhỏm phắt dậy, gom bao nhiêu bực bội lâu nay hét lên: “Tao ghét mày, ghét cả mấy quả trứng mớ rau dở ẹc má mày đem qua đây.Giáng xuống tui một cái nảy đom đóm, má đánh tui. Lần đầu tiên. Tui bật khóc, lặng đi. Nhưng chính lúc đó thì nhỏ Cúc lại bưng mặt khóc.

Nhỏ Cúc bỏ đi. Ngay tối hôm đó, má đi vô xóm chợ kiếm. Nó không chịu trở lại. Tui cũng giận má, chẳng nói năng gì. Chủ nhật, má gọi tui dậy sớm để cùng má tới nhà cô Hai xin lỗi nhỏ Cúc. Tui còn chần chừ thì đã nghe tiếng đập cửa. Cô Hai dẫn con gái đến, đứngbồn chồn trước cổng nhà. Má và cô Hai nói chuyện thiệt lâu. Má đẩy tui ra: “Xin lỗi bạn, mau!”. Tui lúng búng nói theo. Bỗng cười. Nhỏ Cúc cười theo. Thế là hoà.

Nhỏ Cúc ở nhà tui cho đến lớn. Học xong bổ túc nó đi học may, rồi mở tiệm, đỡ đần cô Hai Cù Là. Nó coi má tui như người mẹ thứ hai. Mãi sau này, tui mới hiểu má mình phần nào. Không chỉ dạy tôi sống đừng vụ lợi, biết giúp người, má còn dạy tui cách đón nhận lòng biết ơn của người khác, để không ai buồn tủi, mặc cảm vì sự nghèo khó của mình. Chẳng bao giờ má nói những điều ấy bằng lời. Chỉ làm thôi.

Theo Dethihay.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *