Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Nghĩa của Từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Nghĩa của Từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Nghĩa của Từ

Hướng dẫn

Ngữ văn lớp 6 bài 3: Nghĩa của Từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Nghĩa của Từ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Nghĩa của Từ

I. Kiến thức cơ bản

• Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

• Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Đưa ra những từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Nghĩa của từ là gì?

– Tập quán: Thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc v.v.) được hình thành trong đời sống, được mọi người làm theo.

– Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm.

– Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

a). Mỗi chú thích ở trên gồm hai bộ phận, phần đầu nêu từ (in đậm) phần sau giải thích nghĩa của từ.

b) Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

+ Từ tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm về sự vật mà từ biểu thị.

Xem thêm:  Tuyển chọn những stt thính chất đặc sắc được săn đón nhất

+ Từ lẫm liệt được giải thích bằng các từ đồng nghĩa.

+ Từ nao núng được giải thích bằng từ đồng nghĩa và nêu tính chất mà từ biểu thị.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học, cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ bằng cách nào?

Ta chỉ nên chọn mỗi bài một vài chú thích, không nên chọn số lượng quá nhiều.

Câu 2. Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lởm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp.

– Học tập: Và rèn luyện để có hiểu biết và có kĩ năng.

– Học lởm: Nghe thấy người ta làm rồi làm theo, thứ không ai trực tiếp dạy bảo.

– Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập.

– Học hành: Học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3. Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp.

– Trung bình: Ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

– Trung gian: Ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa các bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật.

– Trung niên: Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4. Giải thích các từ sau theo những cách đã biết

Xem thêm:  Tả cây bưởi Diễn

Hướng dẫn

– Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.

– Rung rinh: Chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.

– Hèn nhát: Thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5. Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đứng không?

+ Muốn biết cách giải thích nghĩa từ mất của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiểu từ mất có những nét nghĩa nào.

+ Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:

– Mất: Không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.

– Mất: Không còn thuộc về mình nữa.

– Mất: Không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).

– Mất: Dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).

– Mất: Không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).

+ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Sự việc và nhân vật trong Văn tự sự

Theo Baivanhay.com

Check Also

c879b28906e31e1d66d06429d0158f1c 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *