Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi

Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi

Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi

Hướng dẫn

* Ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn nêu Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi:

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

– Đọc nhiều lần truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr. 30).

– Nhân vật Kiều Phương để lại trong em tình cảm và suy nghĩ gì?

– Kết thúc câu chuyện có gì làm em bất ngờ?

__________***__________

Nội dung mẫu dàn ý nêu Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi tham khảo:

MẪU DÀN Ý BÀI VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT KIỀU PHƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

1. Phần Mở bài

– Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

– Câu chuyện nói về tình cảm, suy nghĩ của người anh với cô em gái Kiều Phương của mình.

– Tuy chỉ xuất hiện qua lời kể và qua tâm trạng của người anh, nhưng nhân vật Kiều Phương đã để lại ấn tượng rất đẹp trong em.

2. Phần Thân bài

a). Em yêu thích nhân vật Kiều Phương vì Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ.

– Sự hồn nhiên và ngây thơ trước hết thể hiện ở chỗ Kiều Phương vui vẻ nhận biệt hiệu là “Mèo”. Kiều Phương còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

– Sự hồn nhiên ngây thơ còn thể hiện ở chỗ Kiều Phương hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.

– Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được.,” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”

– Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.

– Tất cả những chi tiết trên đều nói lên Kiều Phương là nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu. Chính vẻ hồn nhiên ngây thơ này mà nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những tình cảm rất đẹp.

b). Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa

– Kiều Phương là người có lòng say mê hội họa. Tự mình, Phương cho ra thuốc vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen,… Chĩ cần qua chi tiết mà người anh trai Kiều Phương kế lại việc chế ra thuốc vẽ màu đen, ta cũng đủ thấy Kiều Phương say mê hội họa như thế nào: “Một hôm, tôi gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào, các đít xoong chảo bị nó cạo trổng cả”.

– Kiều Phương là cô bé có tài hội họa. Qua lời khen của họa sĩ Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó.

Xem thêm:  Tả lại ngày mới ở quê em – Văn 6

+ Họa sĩ Tiến Lê nói với ba của Kiều Phương: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”

– Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó. cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.”

– Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.

– Tài hội họa đó được thể hiện qua sáu bức tranh mà họa sĩ Tiến Lê đã quan sát và nhận xét.

– Tài hội họa của Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.

Sự tài năng hội họa của Kiều Phương có được nhờ vốn bẩm sinh cộng với lòng yêu thích say mê nghệ thuật của Phương.

c). Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu

– Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng. Chính anh trai Kiều Phương đã phải nói về em gái của mình: “Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ dang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Chi một lời nói, một cử chi cũng đủ nói lên Kiều Phương có tình cảm trong sáng và đáng yêu.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

– Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy:

“Trong tranh, một chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú kì nhông chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa”,

– Lời người anh trai muôn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy”.

3. Phần Kết bài

– Nhân vật Kiều Phương trong truyện không chỉ là người có tài hội họa mà còn có tấm lòng nhân hậu. Chính tấm lòng trong sáng và nhân hậu của người em đã làm cho người anh trai nhìn rõ hơn về mình, để vượt lên những hạn chế của bản thân. Nhân vật người anh trai có thể hoàn thiện mình hơn nhờ tấm chân tình của người em gái hồn nhiên và đáng yêu.

– Kiều Phương là tấm gương sáng cho em: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ hoài bão của mình thì mới có được thành công.

– Trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỉ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta.

_____________Hết_____________

Theo Dethihay.com

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *