Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Dàn ý nêu Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Dàn ý nêu Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Dàn ý nêu Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Hướng dẫn

* Những ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn nêu Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa:

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

– Đọc nhiều lần truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr. 30).

– Nhân vật Kiều Phương để lại trong em tình cảm và suy nghĩ gì?

– Kết thúc câu chuyện có gì làm em bất ngờ?

__________***__________

Nội dung tham khảo mẫu dàn ý nêu Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa:

MẪU DÀN Ý BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ SAU KHI HỌC BÀI THƠ MƯA

1. Phần Mở bài

– Mưa là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Biết bao nhà thơ đã gửi gắm tâm hồn mình trong nhưng vần thơ hay viết về mưa.

– Nhà thơ Trần Dăng Khoa cũng có một bài thơ rất hay viết về đề tài này. Đó là bài “Mưa”.

– Bài “Mưa” được rút từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời. Tác giả sáng tác tập thơ này khi còn đang là học sinh Tiểu học.

– Bài thơ đã miêu tả thật đầy đủ và chi tiết từ lúc trời sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cỏ cây đến các loài vật đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên và ngộ nghĩnh.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

2. Phần Thân bài

a). Cảnh bầu trời và mặt đất trước cơn mưa

Em rất thích bức tranh cảnh vật được vẽ lên bởi những dòng thơ dài ngắn khác nhau. Bức tranh đó có cảnh bầu trời, cảnh mặt đất, cảnh hoạt động của những con vật trước cơn mưa.

Gia đình nhà mối thi nhau bay ra.

Mối tre bay cao, môi già bay thấp…

Những chú gà con thì rối rít tìm nơi ẩn nấp.

Gia đình nhà kiến hành quân đầy đường

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

Những cây mía thi nhau múa gươm.

Những bụi cỏ gà rung tai lắng nghe nhưng âm thanh xung quanh.

Bụi tre tần ngần trông như người đang đứng gỡ tóc.

Hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lốc.

Cây dừa sải tay bơi.

Ngọn mùng tơi nhảy múa.

Chớp lóe rạch ngang trời.

Sấm cười khanh khách…

Tóm lại: Bằng óc quan sát tinh tế, bằng cách sử dụng phép nhân hóa tài tình, Trần Đăng Khoa đã họa nên một bức tranh bằng thơ về cảnh vật làng quê trước cơn mưa vô cùng sống động. Tất cả mọi vật đều có như có linh hồn, có cảm giác và có hoạt động ngộ nghĩnh và thật đáng yêu. Đó là một bức tranh đẹp hiện lên qua con mắt quan sát và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của đôi mắt tuổi thơ. Những hình ảnh đẹp, sống động đó để lại trong em ấn tượng thật đẹp đẽ và nên thơ.

Xem thêm:  Phân tích hai khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

b). Cảnh bầu trời, mặt đất trong cơn mưa

Bức tranh cảnh vật trong cơn mưa qua con mắt quan sát của nhà thơ nhí Trần Đăng Khoa cũng thật sinh động và hấp dẫn. Trong bức tranh đó có hoạt động của con người, của những con vật, của cây cối gần gũi với cuộc sông của con người.

Mưa ù ù như xay lúa.

Mưa rơi lộp bộp. Mưa chéo mặt sân.

Đất trời mù trắng nước.

Cóc nhảy chồm chồm.

Chó sủa trong xóm thôn.

Cây lá hả hê.

Cuôì bài thơ là hình ảnh:

Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa…

Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Bằng tấm lòng yêu thương và biết ơn, Trần Đãng Khoa đã khắc họa hình ảnh người bố nông dân hiền lành, vất vả, dãi nắng dầm mưa của mình. Tất cả mưa, sấm, chớp – những cái dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên đều đội trên đầu người bố. Điệp từ “đội” có tác dụng nhấn mạnh sự vất vả và sức mạnh của người nông dân Việt Nam. Họ có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm ra hạt gạo. Những hạt gạo thơm ngon ấy không chỉ nuôi sống gia đình mà còn được gửi ra tiền tuyến nuôi những anh bộ đội đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

3. Phần Kết bài

– Tác giả đã sử dụng rất thành công nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, miêu tả, từ láy,… Nhưng nổi bật nhất vẫn là biện pháp nhân hóa. Biện pháp này tạo cho cảnh vật, loài vật, các hiện tượng thiên nhiên cũng có linh hồn như con người. Chúng cũng biết cười, biết đu đưa ru con, biết tần ngần gở tóc, biết nhảy múa đón cơn mưa…

Xem thêm:  Soạn bài: Vượt thác – Ngữ văn 6 tập 2

– Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

– Qua bài thơ, em thấy yêu thích hơn cảnh làng quê Việt Nam nói chung, cảnh làng quê trong cơn mưa nói riêng. Và em cũng thấy rõ Mưa là một trong những bài thơ đặc sắc nhất thể hiện tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ trước thiên nhiên.

– Bài thơ đã thể hiện lòng kính yêu và biết ơn của tác giả đối với người cha đã vất vả dầm mưa dãi nắng làm ra hạt gạo nuôi sống cho đời.

_____________Hết_____________

Theo Dethihay.com

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *