Dàn ý nêu Cảm nghĩ của em sau khi học truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đơ-đê
Hướng dẫn
* Ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn nêu Cảm nghĩ của em sau khi học truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đơ-đê:
– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
– Đọc lại truyện Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập 2. trang 49).
– Trình bày những nét chính về nội dung của truyện Buổi học cuối cùng.
– Nghệ thuật truyện có gì đặc sắc?
– Cảm nghĩ của em về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm?
__________***__________
Nội dung tham khảo mẫu dàn ý nêu Cảm nghĩ của em sau khi học truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đơ-đê:
MẪU DÀN Ý BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM SAU KHI ĐỌC TRUYỆN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG CỦA AN-PHÔNG-XƠ ĐƠ-ĐÊ
1. Phần Mở bài
– Truyện Buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới nước Phổ bị nhập vào nước Phổ (Phô là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây). Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức.
– An-phông-xơ Đơ-đê đã viết truyện Buổi học cuối cùng để diễn tả suy nghĩ và tâm trạng của thầy giáo, học sinh và những người dân nơi đây về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
– Hình ảnh thầy Lia-mon nói riêng, học sinh và nhân dân vùng An-dát nói chung đã làm em rất cảm động.
2. Phần Thân bài
a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm
Câu chuyện ca ngợi lòng yêu nước của thầy giáo, học sinh và người dân vùng An-dát.
– Thông qua tình yêu tiếng nói của dân tộc, tác giả đã khẳng định tình yêu nước sâu nặng trong tâm hồn thầy trò và người dân nơi đây.
Câu chuyện đưa em đến với ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến câu chuyện đầy xúc động của thầy trò, dân làng trong buổi học Pháp văn cuối cùng.
– Lòng yêu tiếng nói dân tộc được thể hiện qua nhân vật Phrăng:
+ Phrăng là cậu học trò nghèo. Cậu thường hay trốn học để chơi ngoài đồng cỏ. Với cậu, bầu trời trong trẻo và tiếng sáo hót trên cánh đồng có sức cám dỗ hơn là những quy tắc về phân từ, nhưng không hiểu sao vào buổi học cuối cùng ấy. Phrăng đã cưỡng lại được sự cám dỗ của vẻ đẹp bầu trời và cánh đồng, ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
+ Phrăng vô cùng ngạc nhiên trước sự yên lặng của lớp học: “Thông thường, bắt dấu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc…” Còn “… ngày hôm đó, mọi sự đều binh lộng như một buổi sáng chủ nhật….”
+ Phrăng hết sức ngạc nhiên trước sự dịu dàng của thầy giáo.
+ Phrăng thấy lớp có cái gì đó khác thường trang trọng. Phrăng nhìn thấy xã trưởng, cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác ngồi ở những bàn học phía cuối lớp vốn vẫn bỏ trống.
+ Prăng choáng váng khi nghe thầy giáo nói: ‘Hôm nay là bời học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý”.
+ Prăng dã thầm chửi rủa kẻ thù: “Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã”.
+ Hôm đó, Phrăng kinh ngạc khi thấy rất dễ hiểu những điều thầy giảng:
“Tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dề dàng, dễ dàng. Tôi củng cho rằng chưa bao giờ mình chởm chứ nghe đến thế…”
+ Phrăng tự giận mình vì thời gian đã bỏ phí không chịu học hơi ham chơi trốn học đi bắt tổ chim hoặc đi trượt bàng trên hồ. Phrăng thật buồn và đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Phrăng quên cả nổi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.
+ Prăng thấm thía và xúc động khi thầy Ha-men giảng giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất.
– Lòng yêu tiêng nói dân tộc được thể hiện qua nhân vật thầy Ha-men:
+ Thầy Ha-men là thầy giáo dạy Pháp văn. Tình yêu Tổ quốc và tình thương đối với những đứa trẻ thơ ở vùng núi xa xôi đã giúp thầy dạy học ở ngôi trường làng này suốt bốn mươi năm.
+ Trong buổi học cuối cùng thầy Ha-men đã mặc bộ lễ phục. Điều đó thế hiện thái độ trân trọng đối với buổi học Pháp văn của thầy.
+ Thầy dịu dàng với Phrăng, cậu học trò chuyên đi học trễ và trốn học:
“Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… Dù thế nào, thì Prăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách”.
+ Thầy tự trách mình sao không tận dụng mọi thời gian để dạy cho trò:
“Cơ thầy củng không có gì dể trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?…”
+ Thầy có ý trách các phụ huynh còn chưa chú ý đến việc học hành của các con: “Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu”.
+ Thầy Ha-men say sưa giảng về tiếng Pháp. Thầy đứng lặng trên bục đăm đắm nhìn những vật xung quanh, nơi suốt bốn mươi năm thầy gắn bó. Người thầy tái nhợt khi nghe tiếng chuông đổ 12 giờ. Thầy nghẹn ngào khi phải chia tay học sinh: “Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi..”. Thầy đứng đầu tựa vào tường, không nói nên lời, giơ tay từ biệt học sinh.
Tóm lại: Hơn mười năm trời cặm cụi với nghề dạy học, thầy Ha-men không chỉ đem lại cho những lớp học trò của mình vốn kiến thức về tiếng Pháp mà thầy đã đem lại cho học sinh tình yêu quê hương đất nước qua việc yêu mến và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
– Lòng yêu tiếng nói dân tộc được thể hiện qua người dân làng thuộc vùng An-dát.
+ Người dân làng An-dát vốn lâu nay chưa chú ý đến việc học hành của con cháu thế nhưng đã có mặt trong lớp học vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng ấy. Hình ảnh cụ Hô-de trong buổi học làm cho em thật cảm động: “Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hơ-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vở lỏng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ củng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động..”.
– Sự có mặt của người dân trong làng trên lớp trong buổi học cuối cùng chính là sự tôn vinh tiếng nói dân tộc, sự nuối tiếc quãng thời gian đả bỏ phí và nỗi đau khi phải giá từ môn Pháp văn: “Bây giờ tôi mới hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Và dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…”
* Câu chuyện đã nêu lên một chân lí tuyệt vời
– Thầy Ha-men ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Pháp. Tiếng Pháp: “là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng vững vàng nhất”.
– Thông qua lời thầy Ha-men, tác giả đã nêu lên một chân lí:
“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.
b). Cầm nghĩ về nghệ thuật tác phẩm
– Tác giả rất thành công khi chuyền tải nội dung câu chuyện đến độc giả thông qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Prăng.
– Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối lập để thể hiện nội dung câu chuyện: đối lập giữa việc cám dỗ của thiên nhiên với việc ba chân bốn cẳng Phrăng chạy tới trường; đối lập giữa sự ồn ào của những buổi học trước đó với sự im lặng của buổi học cuối cùng; đối lập giữa sự quở trách Phrăng của thầy Ha-men trong các buổi học trước với sự dịu dàng của thầy trong buổi học cuối cùng; đối lập giữa việc chưa chú ý đến việc học hành của con cháu của dân làng đến sự trân trọng, nâng niu cuốn sách của các cụ già trong lớp học…
– Biện pháp so sánh cũng có tác dụng rõ rệt trong việc tác giá thể hiện chủ đề tác phẩm: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. “Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp”…
3. Phần Kết bài
– Qua lời kể, qua diễn biến tâm trạng của Prăng, tác giá đưa ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát xa xôi để ta được chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động: Buổi học Pháp văn cuối cùng của thầy trò trong ngôi trường làng khi có biên cố lịch sử xảy ra.
– Truyện Buổi học cuối cùng giản dị nhưng chứa dựng một nội dung thật sâu sắc. Truyện thể hiện được tấm lòng gắn bó tha thiết và sâu nặng với quê hương đất nước của tác giả.
– Qua câu chuyện, em hiểu hơn về tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc. Em thấy mình cần có ý thức hơn trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
_____________Hết_____________
Theo Dethihay.com