Cảm nhận của em về cây tre thân thuộc đáng yêu được Thép Mới nói đến trong bài tuỳ bút “Cây tre Việt Nam”
Hướng dẫn
Những bài văn mẫu hay lớp 6
Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận của em về cây tre thân thuộc đáng yêu được Thép Mới nói đến trong bài tuỳ bút “Cây tre Việt Nam” gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Đề bài: Cảm nhận của em về cây tre thân thuộc đáng yêu được Thép Mới nói đến trong bài tuỳ bút “Cây tre Việt Nam”.
Bài làm
Thép Mới là nhà báo, nhà văn trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Khái niệm lịch sử “Trận Điện Biên Phủ trên không” do Thép Mới sáng tạo nên để ca ngợi chiến công hiển hách của quân và dân Hà Nội bắn rơi hàng loạt pháo đài bay của giặc Mĩ vào tháng 12 năm 1972. Một vinh dự to lớn của Thép Mới là bài tùy bút “Cây tre” của ông từng hiện diện trên trang văn Trung học, được nhiều thế hệ học sinh đón đọc với tất cả niềm say mê, yêu thích.
Tùy bút “Cây tre” được Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim “Cây tre Việt Nam” của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dào dạt, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.
Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cày tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là “người bạn thân” gần gũi thân thiết yêu thương. Càu vãn đáy ấn tượng: “Cây tre là người bạn thân của nông dânViệt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”.
Cây tre của làng xóm ta thân thuộc đáng yêu.
Phần thứ hai, tác giả nêu bật cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kì lịch sử. Ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hóa, hấp dẫn, đó là cảm nhận của chúng ta.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa chan hòa ánh nắng, cây cỏ tốt tươi “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: “Cây nào cũng dẹp, cây nào cũng quý, nhưngthân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, và “lũy tre thân mật làng tôi”. Tre được nhân hóa, trở nên gần gũi yêu thương: “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.
Họ hàng nhà tre thật đông đúc: “tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau”, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là “cùng một mầm non măng mọc thẳng”. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ “vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”. Ý đó, 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy xúc động hát lên:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu”.
(Tre Việt Nam)
Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như “mộc mạc”, “nhũn nhặn”, “cứng cáp”, “dẻo dai”, “vững chắc”. Tre được nhân hóa trở thành một biểu tượng sáng giá: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay trên những chặng đường lịch sử vẻ vang.
Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”để từ đó nói lên vẻ đẹp của lũy tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn”. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: “bóng tre”, “dưới bóng tre của ngàn xưa”, “dưới bóng tre xanh”,… “dưới bóng tre xanh”được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:
“Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hóa, màu tình nghĩa chung thủy.
Theo Baivanhay.com