Tập làm văn 6 đề 21: Tưởng tượng cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay.
Hướng dẫn
Cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh Thủy Tinh
YÊU CẦU
- Lựa chọn được đối tượng, hành động, sự việc, câu chuyện để kể lại nhằm nói lên một điều gì đó (chủ đề) và khắc hoạ được đặc điểm, phẩm chất, tính cách nhân vật.
- Bố cục cần chặt chẽ, mạch lạc, biết cách mở, kết bài.
- Lời kể cần tự nhiên, trong sáng, có cảm xúc.
DÀN BÀI
MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật và câu chuyện.
THÂN BÀI
Kể về câu chuyện hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tranh giành một nàng công chúa, cuộc chiến được sử dụng các phương tiện hiện đại.
- Vua Hùng Vương thứ mười tám kén rể.
- Hai thần cùng đến và tài đức không thua kém nhau.
- Nhà vua đành thử thách bằng sính lễ và thời gian. Cuối cùng Sơn Tinh đã mang đủ lễ vật đến trước và được đón Mị Nương về làm vợ.
- Thuỷ Tinh mang sính lễ đến sau không lấy được MỊ Nương, thần nổi giận làm mưa bão đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh dùng các phương tiện hiện đại như máy bay, xe lội nưốc, máy xúc, máy ủi, tàu, sà lan, điện thoại, bộ đàm để đánh lại Thuỷ Tinh.
KẾT BÀI
Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh.
Xem thêm Hãy tưởng tượng gặp Thánh Gióng và hỏi
ngài bí quyết bí quyết để trở thành một tráng sĩ tại
đây.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Chuyện xưa kể rằng: Hùng Vương thứ mười tám sinh được một cô con gái người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu tên là Mị Nương. Nàng được vua cha yêu thương hết mực. Khi Mị Nương đã đến tuổi trưởng thành, Hùng Vương có ý kén chọn cho con gái một người chồng thật xứng đáng.
Tin Hùng Vương muôn kén phò mã đã lan truyền khắp nơi trong thiên hạ. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Chàng thứ nhất người vùng núi Tản Viên, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, sức khoẻ phi thường, tên là Sơn Tinh. Sơn Tinh có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thứ hai sống ở miền biển, hình dạng cổ quái, tên là Thuỷ Tinh, cũng có phép lạ: gọi gió gió đến, hô mưa, mưa về. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Điều đó làm cho nhà vua không biết chọn ai. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người cỏn gái, biết gả cho ai? Thôi thì, ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả công chúa cho!
Hai thần cùng tâu:
- Thưa đức vua, sính lễ là những thứ gì ạ!
Vua Hùng nói:
- Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng vă voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, từ tờ mờ sáng Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến, và được rước Mị Nương về núi.
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, thần đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo hòng cướp Mị Nương. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn để đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối’ cùng, Thuỷ Tinh kiệt sức thua trận, ôm mốì hận tình.
Từ đó trở đi, hằng năm cứ vào tháng bảy, tháng tám, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Chàng điên cuồng báo thù, mây đen che kín bầu tròi, nước dâng mấp mé mặt đê. Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Ngồi trên chiếc trực thăng bay là là mặt sông, Sơn Tinh dùng ông nhòm quan sát, phát hiện những chỗ Thuỷ Tinh tập trung nhiều quân để tấn công phá vỡ thân đê. Chàng dùng máy bộ đàm chỉ huy. Chàng điều động hàng chục chiếc cần cẩu, hàng trăm sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đất đá đến vá đê. Trên sông, hàng chục chiếc xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông để bắt sông quân của Thuỷ Tinh. Thuỷ Tinh đã trổ hết tài, nhưng con đê vẫn đứng sừng sững như bức tường không gì phá nổi. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh hao binh, tổn tướng, kiệt sức đành rút quân về.
Tuy vậy, thù sâu oán nặng, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng rốt cuộc thần Núi vẫn đứng vững và cho đến ngày nay, Sơn Tinh và Mị Nương vẫn sống vui vẻ hạnh phúc trên núi Tản Viên.
NHẬN XÉT
- Văn bản kê vừa vẫn trung thành với truyện trong sách Ngữ văn 6, tập một, vừa có những sáng tạo mới. Theo trí tưởng tượng của bản thân, ngưòi viết đã hình dung và kể một cách khá tự nhiên, sáng tạo cuộc chiến đâu chống Thuỷ Tinh của Sơn Tinh bằng những phương tiện kĩ thuật mới.
- Bố cục khá cân đối, mạch lạc. Mỏ bài và kết bài khá tốt.
- Lời văn khá tự nhiên, trong sáng.
- Có một từ dùng chưa sát ý (phàn nàn – phân vân), một số câu chưa chuẩn (ví dụ, không nói: “Thưa đức vua sính lễ là những thứ gì ạ!” mà phải là: “Thưa đức vua, sính lễ gồm những gì ạ?”).
Theo Baivanhay.com