Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Tập đề làm văn 6 đề 2: kể lại truyệnThánh Gióng

Tập đề làm văn 6 đề 2: kể lại truyệnThánh Gióng

Tập đề làm văn 6 đề 2: kể lại truyệnThánh Gióng

Hướng dẫn

Kể lại chuyện Thánh Gióng tập làm văn lớp 6

YÊU CẦU

  • Cần đọc truyện, nắm vững các sự việc, hành động, đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng và ý nghĩa của truyện. Đây cũng là một truyền thuyết nên có nhiều chi tiết thần kì (sự sinh tầành, lớn lên, đánh xong giặc, bay về trời của Thánh Gióng,…). Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước, chông ngoại xâm.
  • Như văn bản các truyện dân gian khác, văn bản truyền thuyết Thánh Gióng trong SGK Ngữ văn 6, tập một được kể theo ngôi thứ ba. Trong khi kể chuyện, các em có thể giữ nguyên ngôi kể, hay kể theo lời nhân vật Thánh Gióng. Lời kể cần vừa mạch lạc, linh hoạt, vừa tự nhiên, trong sáng. Tốt nhất là kể với giọng điệu và sự cảm thụ tinh tế, hồn nhiên của riêng mình. Khi giới thiệu nhân vật, kể về sự sinh thành, lớn lên kì lạ của Thánh Gióng,… ngưòi kể có thể dùng tưởng tượng, liên tưởng, miêu tả, biểu cảm hay lời nhận xét để làm cho văn bản kể được cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

  • Đòi vua Hùng Vương thứ sáu, ỏ làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sông phúc đức mà hiếm muộn.
  • Sự mang thai kì lạ và sự ra đòi và những đặc điểm khác thường của cậu bé.

THÂN BÀI

  • Khi có giặc xâm lược, chú bé bỗng cất tiếng nói và lớn nhanh như thổi:

+ Khi giặc Ân sang xâm phạm nước ta, vua sai sứ giả đi raọ khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

+ Nghe tiếng rao của sứ giả, chú bé bỗng dưng cất tiếng nói. Chú bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, chú sẽ phá tan lũ giặc.

+ Nhà vua truyền cho làm gấp những vật chú bé yêu cầu.

+ Càng lạ hơn, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật. Bà con dân làng phải gom góp gạo nuôi chú bé.

  • Chú bé đánh giặc:

+ Giặc đến chân núi Trâu, thế rất mạnh, người ngươi hoảng hốt.

+ Sứ giả mang các vật dụng đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt.

+ Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy phắt lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc, đánh giết chúng chết như ngả rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào lũ giặc.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về thói đua đòi ăn chơi của giới trẻ hiện nay

+ Giặc giẫm đạp lên nhau chạy trốn.

KẾT BÀI

  • Đuổi lũ giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), tráng sĩ dừng ngựa, cởi áo giáp sắt để lại, rồi một mình, một ngựa từ từ bay về trời.
  • Vua nhớ công ơn, phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ỏ quê nhà.
  • Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Gióng và vẫn còn nhiều dấu vết của cuộc chiến đấu xưa (bụi tre đằng ngà cháy vàng, vết chân ngựa, làng Cháy).

BÀI VĂN THAM KHẢO

Xem thêm Tập đề làm văn 6 đề 3: Hãy kể lại truyện

Sơn Tinh Thủy Tinh tại đây.

Bài 1

Tục truyền, vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão rất chăm chỉ, siêng năng làm ăn và sống rất nhân hậu, phúc đức. Nhưng không hiểu sao hai vợ chồng đã già mà vẫn chưa có con nối dõi. Một buổi sáng, bà lão ra đồng, thấy có một vết chân rất to. Thấy lạ, bà đặt chân ướm thử, không ngờ về nhà có thai. Lạ thay, mưòi hai tháng sau, bà lăo mới sinh được một chú bé. Lại càng lạ hơn, chú bé mặt mũi rất khôi ngô, nhưng ba năm vẫn chẳng biết đi, cứ đặt đâu ngồi đấy, cũng chẳng biết nói, biết cười.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, vua rất lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe tiếng sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói. Chú bảo mẹ:

  • Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

Sứ giả vào, chú bé thưa:

  • Ông về tâu với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, liền về tâu với đức vua. Nhà vua cả mừng, truyền cho thợ đêm ngày làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn, từ hôm gặp sứ giả chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không biết no. Áo vừa mặc xong đã chật. Hai vợ chồng ông lão làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải chạy nhờ bà con làng xóm. Bà con đều vui lòng giúp đỡ, vì ai cũng mong chú bé giết giặc, cứu nước.

Giặc tràn đến chân núi Trâu, thế mạnh như chẻ tre, thế nước rất nguy, nhà nhà lo sợ, hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả mang các vật dụng đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước đến vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài lên mấy tiếng. Chàng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy phắt lên mình ngựa.. Ngựa phun ra luồng lửa đỏ rực, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến chỗ có giặc và dùng roi sắt quất túi bụi vào lũ giặc, khiến chúng không kịp trở tay, chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre ven đường quất, vào lũ giặc. Quân giặc tan vỡ. Tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Đuổi lũ giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) chàng dừng ngựa, cởi áo giáp sắt để lại, rồi một mình một ngựa từ từ bay về trời.

Xem thêm:  Cảm nhận về loài cây em yêu

Giặc tan, đất nước trở lại cuộc sông thanh bình. Nhà vua nhớ công ơn, đã phong cho tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thò ở quê nhà. Từ đấy đến nay, vào tháng tư hằng năm dân làng Gióng vẫn tổ chức hội làng rất to.

Ngưòi ta cũng kể rằng, vì khi xưa bị ngựa của Thánh Gióng phun lửa nên đến nay những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vẫn ngả màu vàng óng và những vết chân ngựa sắt nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta cũng kể, khi ngựa của Thánh Gióng thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, làng này nay vẫn gọi là làng Cháy.

NHẬN XÉT

  • Bài văn đã bám khá sát vào cốt truyện, vào diễn biến của các sự việc, hành động của nhân vật chính, cũng như chủ đề: khẳng định vai trò của người anh hùng dân tộc cứu nước chông ngoại xâm vào buổi đầu dựng nước.
  • Chi tiết, sự việc, hành động mạch lạc, tự nhiên ; văn phong khá trong sáng, có cảm xủc. Kết cấu, bố cục mạch lạc, hợp lí.

Bài 2

Thời đó, nước ta là Văn Lang do vua Hùng đòi thứ sáu cai trị. Bấy giờ ở làng Phù Đổng — tục gọi là làng Gióng — có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Tuy là vậy nhưng ông bà vẫn chưa có một mụn con nào. Một hôm bà lão ra đồng, thấy vết chân to, vì tò mò bà liền ướm Ịthử xem thế nào. Không ngờ về nhà bà mang thai. Đến tận mười hai tháng bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Ông bà rất vui. Nhưng kì lạ thay, ba tuổi mà cậu bé vẫn không biết nói, biết cười, cũng chả đi đứng được, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Năm ấy, giặc Ân vào xâm lược nước ta. Chúng bóc lột, chém giết, làm đủ việc tàn ác, khiến dân ta điêu đứng. Vì giặc quá mạnh vua Hùng rất lo, liền sai sứ giả đi tìm người tài giỏi giúp dân cứu nước. Một hôm, sứ giả đi qua làng Phù Đổng. Nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói. Cậu bé gọi mẹ:

  • Mẹ ra mòi sứ giả vào đây cho con.
Xem thêm:  Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Sứ giả vừa vào đến nhà, chú bé liền bảo:

  • Ngài về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một cái áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Sứ giả vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, vội vàng về kinh tâu với đức vua. Nhà vua liền cho thợ ngày đêm làm các thứ cậu bé cần.

Những hiện tượng kì lạ bắt đầu xuất hiện. Từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm bố mẹ nuôi không đủ, nên phải kêu gọi bà con hàng xóm giúp đỡ. Mọi người đều rất nhiệt tình vì muôn cho chú bé khoẻ mạnh để còn giết giặc. Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu, rất gần kinh thành, đất nước ta đang lâm nguy. Nhân dân hoảng loạn, bỏ nhà cửa chạy đi hết. Triều đình cũng vừa mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Ghú bé vươn vai đứng dậy, bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ tiến lại, vỗ vào lưng ngựa sắt, lửa phun ra đỏ lừ. Tráng sĩ nhảy lên lưng ngựa, rồi phi như bay về phía quân thù. Tráng sĩ cầm roi quật vào lũ giặc, còn ngựa sắt thì phun lửa làm chúng chết như ngả rạ. Giặc quá đông nên phải quất roi liên tục không ngừng nghỉ nên bỗng bị gãy đôi. Tráng sĩ bèn nhổ nguyên cả những bụi tre bên đường để quật vào giặc. Giặc bỏ chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc, cởi áo giáp để lại, rồi từ từ cùng ngựa bay lên trời.

Vua nhớ ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Từ đấy đến nay, dân làng Gióng vào tháng tư hằng năm vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn. Ở đây, nay vẫn còn nhiều dấu tích. Con đưòng Thánh Gióng đi qua vì bị ngựa của chàng phun lửa đã làm cho tất cả tre ngả màu vàng, còn những vết chân ngựa của tráng sĩ thì đã để lại những ao hồ liên tiếp.

(Phạm Sơn Tùng, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Thái Nguyên)

NHẬN XÉT

  • Văn bản kể vừa khá trung thành với văn bản lưu truyền, vừa có những sáng tạo. Lời kể được sắp xếp theo một trình tự mới khá hợp lí. Những việc làm, chi tiết phụ được lược bót.
  • Lời văn khá trôi chảy, tự nhiên.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *