Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngữ văn 6

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngữ văn 6

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngữ văn 6

Hướng dẫn

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề 1. Một đoạn văn trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn em. Chép lại đoạn văn đó và nói rõ vì sao em yêu thích?

Đề 2. Đọc diễn cảm “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Hãy giới thiệu một vài câu văn, đoạn văn đặc sắc có hình ảnh so sánh và hình ảnh nhân hóa.

Đề 3. Phân tích tình yêu quê hương thắm thiết được thể hiện trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

Đề 4. Phân tích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” để cho thấy tình yêu thiên nhiên của Xi-át-tơn chan hòa với tình yêu quê hương xứ sở vô cùng thắm thiết.

II. BÀI VĂN TỰ LUẬN

Đề 1. Một đoạn văn trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn em. Chép lại đoạn văn đó và nói rõ vì sao em yêu thích?

Tác giả “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là Xi-át-tơn gửi Tổng thống thứ 14 của Hoa Kỳ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ trong thế kỉ XIX. Bức thư đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc, nhất là đoạn văn sau đây:

“Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thôngóng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của ngườì da đỏ…”.

Xi-át-tơn đã nhân danh đồng bào mình – bộ tộc da đỏ – để viết bức thư này. Đoạn văn đã thể hiện một cách thiết tha tình yêu quê hương xứ xở – nơi chôn nhau cắt rốn của “đồng bào tôi”.

Chữ “mỗi” và chữ “những” được điệp lại nhiều lần, làm cho giọng văn trở nên thiết tha, sâu sắc đối với quê hương xứ sở; cảm xúc dâng lên dào dạt như những đợt sóng: mỗi tấc đất, mỗi lá thông, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương, những cánh rừng, mỗi bãi đất hoang, những điều thiêng liêng, những dòng nhựa chảy,…

Đặc biệt các tính từ: thiêng liêng, óng ánh, rậm rạp, thì thầm, thiêng liêng… đã biểu lộ niềm tự hào và sự gắn bó thân thiết đối với quê cha đất tổ.

Cách viết đặc sắc ấy, tình cảm nồng nàn ấy của Xi-át-tơn được thể hiện qua đoạn văn đã gây cho em cảm xúc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.

Đề 2. Đọc diễn cảm “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Hãy giới thiệu một vài câu văn, đoạn văn đặc sắc có hình ảnh so sánh và hình ảnh nhân hóa.

Bài làm

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn có nhiều câu văn, đoạn văn rất hay, rất đặc sắc. Lòng yêu nồng nàn quê hương xứ sở được thể hiện một cách tuyệt đẹp bằng những hình ảnh so sánh, những hình ảnh nhân hóa độc đáo, chỉ một lần đọc qua mà ta nhớ mãi. Đây là một vài câu văn, đoạn văn tiêu biểu mà em thích:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” để làm rõ niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên

– Còn chúng tôi, chúngtôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúngtôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Nhữngmỏm đá, những vũng nước trên đồngcỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùngchung một gia đình.

– Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

– Không khí quả là quý qiá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

– Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.

Đề 3. Phân tích tình yêu quê hương thắm thiết được thể hiện trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

Từ năm 1854 đến nay đã một thế kỉ rưỡi trôi qua. Hơn hai triệu rưỡi người da đỏ ở Bắc Mỹ gần như bị tuyệt diệt. Đầu thiên niên kỉ mới, chúng ta mới có dịp được đọc bức thư của Xi-át-tơn gửi Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Phreng- klin Pi-ơ-xơn. “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã từng được nhiều người trên thế giới đánh giá là văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Qua việc từ chối chuyện mua đất và bán đất, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã thể hiện một tình yêu quê hương vô cùng thắm thiết, nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó mật thiết đối với thiên nhiên của người da đỏ. Thấm đẫm và dào dạt trong bức thư là những lời tâm huyết nồng cháy đầy sức thuyết phục.

Bức thứ của Xi-át-tơn đã thể hiện một tình yêu quê hương vô cùng thắm thiết, nồng cháy và mãnh liệt.

“Mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng”,câu văn vang lên như một lời thề. Quê hương của người da đỏ là “bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai”, là “bầu không khí trong lành và mặt nước long lanh”nơi cư trú lâu đời của họ, vì thế “làm sao mà có thể mua bán nổi?”. Xi-át-tơn khẳng định: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng…”. Mỗi lá thông, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương, mỗi bãi đất hoang, tiếng thì thầm côn trùng “là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm” của đồng bào tôi.

“Mảnh đất này”,quê hương tươi đẹp này là “bà mẹ của người da đỏ”. Yêu thương biết bao, gắn bó thân thiết biết bao! Có nhà thơ Việt Nam ca ngợi: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình”, thì giữa thế kỉ XIX, thủ lĩnh da đỏ đã viết: “Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi”. Người da đỏ chẳng thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này” vì, như Xi- át-tơn đã viết:

Xem thêm:  Phân tích nét tính cách tiêu biểu của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

“Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũn nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con nqười, tất cả đều cùng chung một gia đình”.

“Mảnh đất này”,quê hương của người da đỏ là vô cùng thiêng liêng. Với Xi-át-tơn thì “con suối đâu chỉ là nhữnggiọt nước, mà cònlà máu của tổ tiên chúng tôi”, “Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi”.Và những dòng sông đối với người da đỏ “là những người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở thuyền bè và nuôi lớn con cháu chúng tôi”. Không thể đê đem mua bán đổi chác “mảnh đất tươi đẹp đấy” vì không thể để cuộc đời cho “những người cha chăn dắt”, để đồng bào mình, những người da đỏ thân yêu “sẽ trở thành những đứa con của họ” – của người da trắng. Xi-át-tơn đã nói lên một cách thấm thìa về tình yêu quê hương và tình yêu tự do. Không thể bán quê hương cho ngoại bang, cũng không thể sống trong nô lệ dưới sự “chăn dắt” của ngoại tộc!

Tác giả bức thư đã có một cách viết trùng điệp, tạo nên một giọng văn cuồn cuộn, ý tưởng được xoáy sâu, có sức cuốn hút mạnh mẽ ghê gớm:

“Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng”,… “Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này”… “bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng”…, “Tiếng thì thâm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi” v.v…

Qua đó, ta càng thấy rõ “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là bài ca quê hương, bài ca về tự do và tình yêu quê hương.

Đề 4. Phân tích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” để cho thấy tình yêu thiên nhiên của Xi-át-tơn chan hòa với tình yêu quê hương xứ sở vô cùng thắm thiết.

“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”là một bài ca yêu nước vô cùng thắm thiết. Phần sau của bức thư cho thấy tình yêu thiên nhiên của Xi-át-tơn, chan hòa với tình yêu xứ sở. Ông đã khiêm nhường viết:

“Tôi biết người da trắng không hiểu cách sốngcủa chúng tôi”. Bằng so sánh hai nền văn hóa, hai cách sống của người da đỏ và người da trắng – kẻ đi “chinh phục” là hoàn toàn khác nhau. Người da trắng “lấy đi từ trong lòng đất những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời”.Ở thành phố người da trắng “chẳngcó nơi nào yên tĩnh cả, chẳng cỏ nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai”. Người da trắng đã bắn hạ hàng ngàn con trâu rừng khi có đoàn tàu chạy qua. Cách nói, cách phê phán của Xi-át-tơn về hành động khai thác đến cạn kiệt, tàn phá môi trường của người da trắng, để lại những bãi hoang mạc, đầy thuyết phục, gần hai thế kỉ sau ta vẫn thấy mới mẻ, sâu sắc.

Xem thêm:  Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam

Xi-át-tơn khiêm tốn tự cho mình là “kẻ hoang dã” ông nói lên với tất cả niềm tự hào về cách sống của người da đỏ. Họ coi dòng sông “là người anh người em”, họ cảm thấy “nhức nhối con mắt” nơi thành phố của người da trắng, họ “ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông” v. v…

Xi-át-tơn nêu lên những lời cảnh báo, những lời khuyên chân thành sâu sắc. Ông cảnh báo: “Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con ngưởi khôngnghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếngtranh cãi của nhữngchú ếch ban đêm bên hồ?”. Ông nêu lên điều kiện hay là sự khuyên bảo. Phải biết chung sống, chan hòa với thiên nhiên: “Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú cây cối và con ngườicùngnhau hít thở. Người da trắngcũngcùngchia sẻ, hít thở bầu khôngkhí đó”.Những điều kiện mà Xi-át-tơn đưa ra đều hướng về mục tiêu bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Một cách nói trùng điệp, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục:

“Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho…”. Hay: “Nếu có bán cho Ngàimành đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nóthành một nơi thiêngliêng cho ngaycả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ”. Hay: “Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắn phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em”.

Cuối bức thư, Xi-át-tơn nêu rõ mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, phải học cách sống giữa thiên nhiên: “Con người là gì nếu cuộc sống thiếu những con thú?”…”Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc”. Và sâu sắc thay khi vị thủ lĩnh người da đỏ nói: “Đất là Mẹ”. “Con người chưa biết làm tổ để sống”. Biết “làm tổ để sổng” tức là làm cho chính mình!

Ngày nay, chúng ta nói: Trái đất và bầu trời là ngôi nhà chung của nhân loại. Bài học yêu quý, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên môi trường là bài học vô cùng sâu sắc đối với mọi người, đối với chúng ta khi đọc “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

Theo Dethihay.com

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *