Từ truyện Mẹ hiền dạy con liên hệ với câu ca dao Gần mực thì đen để thấy được vai trò của môi trường sống
Hướng dẫn
Đề bài: Từ truyện ngắn Mẹ hiền dạy con em hãy liên hệ với câu ca dao Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng để thấy được vai trò và tác động của môi trường sống.
I. Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm và câu ca dao cùng vai trò và ý nghĩa của môi trường sống: Tác phẩm “Mẹ hiền dạy con” và ca dao “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” đã cho ta thấy được vai trò và tác động của môi trường sống tới hình thành nhân cách con người.
2. Thân bài
-Khái quát nội dung tác phẩm “Mẹ hiền dạy còn” và Câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
+ Tác phẩm “Mẹ hiền dạy con” chuyển chỗ ở của con khi con bắt chước những hành động của người lớn xung quanh, từ nghĩa địa tới chợ và cuối cùng là trường học
+ Dạy con cách giữ lời hứa và nghiêm khắc với hành động của con
+ Câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” “Mực” mang một màu đen được ví như những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, “Đèn” là ánh sáng, là những hoạt động chuẩn mực mà con người cần có được, sống ở đâu sẽ ảnh hưởng từ những thứ xung quanh
- -Vai trò, tác động của môi trường sống
+ Môi trường là rất lớn tới sự phát triển cũng như quá trình hình thành tính cách, phẩm chất đạo đức của một người,
+ Trẻ con thường hay học tập theo những thói quen của người lớn và bắt chước hoạt động, cách ứng xử của con người từ đó sẽ hình thành tư duy của đứa trẻ
-Mặt khác của môi trường và cách ứng xử của con người
+ Cuộc sống là sự đan xen giữa người này và người kia, cũng như việc “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”
+ Ngoài môi trường thì những bậc làm cha làm mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cách dạy con cái hướng tư duy
3. Kết bài
Suy nghĩ về vai trò, tác động của môi trường qua tác phẩm và câu ca dao: Qua tác phẩm “Mẹ hiền dạy còn” và câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã cho chúng ta cái nhìn chân thực và sâu sắc nhất tới mối quan hệ giữa môi trường, xã hội và việc hình thành nhân cách của bản thân.
II. Bài tham khảo
Văn học vô cùng phong phú và đa dạng, nhà văn nhà thơ thường mượn những hình ảnh xung quanh con người để đưa ra bài học vô cùng quý giá cho những thế hệ sau. Chẳng đâu xa lạ khi tìm hiểu tác phẩm “Mẹ hiền dạy con” và câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chỉ với nội dung ngắn gọn xúc tích mà tác phẩm văn học cùng câu da dao đã cho người đọc thấy được ý nghĩa, vai trò tác động của môi trường sống tới việc hình thành nhân cách một con người.
Với tác phẩm “Mẹ hiền dạy con” việc làm của người mẹ xoay quanh những hành động mà con bắt chước, học tập từ môi trường xung quanh, nhà gần nghĩa địa thấy con bắt chước người ta chôn, đào, lăn, khóc, bà đã dọn nhà ra gần chợ, tới gần chợ con lại học thói buôn bán điên đảo của con người nơi đây bà lại sẵn sàng chuyển chỗ ở tới nơi khác, lần này địa điểm bà chọn là trường học, khi chuyển tới trường học thấy con mình chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn lễ phép bà mới cảm thấy hài lòng và cho rằng đây chính là nơi con trẻ cần sống để phát triển lâu dài.
Khi sống ở gần trường học bà đã dạy con mình cách giữ lời hứa cùng với những bài học vô cùng nghiêm khắc trong cuộc sống để con hiểu được đúng sai, hiểu được những điều đáng học và những điều cần tránh xa. Tác phẩm cũng mang một ý nghĩa tương tự với câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Câu ca dao cũng nói lên những hoạt động xung quanh sẽ gây ảnh hưởng tới việc phát triển con người, “Mực” mang một màu đen được ví như những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, khi sống ở đó con người sẽ bị ảnh hưởng phần nào từ những hoạt động đó, còn “Đèn” là ánh sáng, là những hoạt động chuẩn mực mà con người cần có được, khi sống gần những người ngoan ngoãn lễ phép thấu hiểu đạo lí thì con người cũng sẽ hòa mình vào dòng chảy đó.
Qua đó cho ta thấy được vai trò và tác động của môi trường là rất lớn tới sự phát triển cũng như quá trình hình thành tính cách, phẩm chất đạo đức của một người, như trong tác phẩm và câu ca dao đã nêu, môi trường ảnh hưởng rất lớn bởi trẻ con thường hay học tập theo những thói quen của người lớn và bắt chước để bản thân trở nên lớn hơn, đồng thời hoạt động, cách ứng xử của con người ở môi trường xung quanh lâu ngày sẽ hình thành trong mỗi đứa trẻ một nhận thức, tư duy theo như những gì nó được nghe, được chứng kiến. Nhưng việc gì cũng có hai mặt của nó, không thể khẳng định rằng ở đâu xấu thì ở đó hoàn toàn xấu và ở đâu tốt thì ở đó hoàn toàn tốt, không thể đưa ra quan điểm rằng không nên sống ở gần nghĩa địa, không nên sống gần chợ hay đại loại những nơi có thói quen xấu, bởi cuộc sống là sự đan xen giữa người này và người kia, cũng như việc “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, vì thế tác phẩm và câu ca dao chỉ phản ánh phần nào lên vai trò và tác động của môi trường sống, ngoài môi trường thì những bậc làm cha làm mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cách dạy con cái hướng tư duy, tiếp xúc với những vấn đề xung quanh mình.
Qua tác phẩm “Mẹ hiền dạy còn” và câu ca dao “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã cho chúng ta cái nhìn chân thực và sâu sắc nhất tới mối quan hệ giữa môi trường, xã hội và việc hình thành nhân cách của bản thân. Đồng thời mỗi người hãy tự tạo cho bản thân lối sống tích cực, lành mạnh dù trong môi trường nào đi chăng nữa.
Theo Baivanhay.com