Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người là một bài học trong khung chương trình học Ngữ văn lớp 7. Đây cũng sẽ luôn luôn là một trong những bài học ấn tượng và cũng thật khó nếu như chúng ta không chuẩn bị bài. Giải văn hôm nay sẽ hệ thống cho chúng ta được những kiến thức cơ bản nhất để có thể tiếp cận được bài học nhanh nhất, chính xác nhất ngay sau đây nhé!

Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Bài làm

Câu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

a. Trả lời ý kiến b và ý kiến c là đúng.

– Chúng ta nhận thấy được thật khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà các bạn học sinh đã được học thì nó thường là lời của 1 người và chỉ có một phần duy nhất. Còn đối với bài ca dao này lại có cả hai vế đối đáp với nhau.

Chính ở phần đầu tiên thì đó chính là lời chàng trai và cô gái.

Tiếp đến chính là phần sau là lời người con gái đáp lại lời đối đáp của chàng trai.

– Thực tế ta nhận thấy đây cũng chính là hình thức khá phổ biến trong ca dao – dân ca. Chúng ta nhận thấy được mục đích thử tài nhau cũng lại thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động cuộc sống.

Ví dụ như các câu ca dao:

– Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.

Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng

– Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.

Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng? …

Câu 2: Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp?

Nhận thấy được chính trong bài 1, chàng trai và cô gái lúc này đâu cũng đã lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của chính địa danh như vậy để hỏi và đáp lời nhau nhau. Có lẽ vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên chính ngay trong chặng hát đố đó chính là một chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền trên đất nước Việt Nam.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về ngày khai trường đầu tiên

Tất cả những địa danh trong bài 1 chính là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Tất cả các địa danh này cũng đã lại gắn bó gắn với những đặc điểm lịch sử và địa lí văn hoá của nhiều vùng đất thân thuộc trên đất nước ta. Về phía người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố cho người kia. Đồng thời người đáp cũng vô cùng thông minh mà trả lời đúng và đây cũng chính là một cuộc hỏi đáp nhưng lại là một cơ sở để chác chàng trai trao duyên cho các cô gái để có thể tỏ tình với nhau.

Câu 3: Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

a. Có thể nhận thấy được chính cụm từ mà tác giả dân gian sử dụng là “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa và vô cùng thiết thực.

– Người ta lúc đó cũng chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi hơn bao giờ hết.

– Tất cả mọi người cũng lại cùng có chung ý muốn, sở thích với nhau.

– Nhận thấy được chính điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” nhưng cũng lại luôn luôn phải có sự hấp dẫn hứng thú nhất đó chính là không thể không đi, không thể không làm và ở đó lại có được một niềm háo hức của người làm cảnh.

b. Cách miêu tả của bài ca dao

– Tác giả dân gian không miêu tả cụ thể mà lại liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật nhất trong bài:

– Ý nghĩa: Mang được những vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.

c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh vật

– Ở đây cũng chính là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm vẫn văn vật dường như cũng đã đi vào máu thịt, đi vào chính tâm hồn của mọi người

– Tả cảnh mà vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền ý chỉ đền Ngọc Sơn mà lại vừa có cầu lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút đây cũng chính là một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau. Cảnh này vô cùng hữu tình mà lại rất đỗi thiêng liêng chính vì thế mang được một màu sắc văn hóa và lịch sử.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về tình bạn

d. Câu hỏi kết thúc bài thơ độc đáo

– Câu thơ cũng đã lại gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh vô cùng hữu tình.

– Không dừng lại ở đó thì câu thơ cũng lại còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, đồng thời cũng phải biết giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn nữa.

Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Câu 4: Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”

Những câu thơ nhưng miêu tả được cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ thôn qua vẻ đẹp, hình ảnh của con đường. Hình ảnh của con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, đó là một sự tươi tắn trông chẳng khác gì tranh họa đồ cả. Bức tranh xứ Huế cũng đã được gợi lên bằng ngôn từ nhưng lại vô cùng đẹp đẽ, người ta vẫn cảm nhận được. Thông qua đây thì chính biện pháp tu từ được sử dụng chủ đạo tạo nên vẻ đẹp ở chính trong những câu ca dao này là so sánh.

Tiếp đến chính là đại từ “Ai” trong lời mời trong lời nhắn gửi chính là một đại từ phiếm chỉ đa nghĩa và như là lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người hãy đến với cảnh đẹp xứ Huế.

Câu 5: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

– Người đọc cảm nhận được chính dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (thể thơ lục bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác trong kho tàng ca dao Việt Nam

– Trong câu ca dao này cũng lại sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ để tạo lên được một sự độc đáo.

+ Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng -> Nghệ thuật điệp từ và đối

Xem thêm:  Tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi em ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

+ Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông -> Nghệ thuật đảo điệp

– Ý nghĩa tác dụng của những biện pháo này:

+ Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.

+ Các biện pháp này cũng đã thể hiện sự sống căng nồng, sự tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái đang mơn mởn.

Câu 6: Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Ta nhận thấy được cũng chính cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây chính là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Khi mà đứng trước cánh đồng mênh mông, bát ngát tươi xanh là vậy thì hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng xanh đó. Cô chẳng khác gì chẽn lúa đòng đòng – Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai cả. Đây là câu ca dao thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, vẻ đẹp từ cánh đồng “bát ngát mênh mông” ngoài kia.

Câu 7: Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Nếu như theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Thì hình ảnh chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên và vô cùng trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, chúng ta cũng lại thấy được cũng lại còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái nói chứ không phải chàng trai. Đó chính là khi đứng trước cánh đồng lúa mênh mông người con gái như than thân, trách phận mình nhỏ bé và vô định.

Trên đây là toàn bộ kiến thức của bài soạn Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người của Giải văn. Hi vọng các kiến thức dễ hiểu trên cũng sẽ giúp cho các em học sinh có hứng thú với việc học tập bộ môn Ngữ văn 7 hơn.

Chúc các em học tập tốt!

Minh Nguyệt

Các em có thể tham khảo một số bài soạn liên quan đến chương trình Ngữ văn 7 dưới đây:

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài Cảnh Khuya

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Những câu hát than thân

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Check Also

thaohuyen8 3713562 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *