Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá của tác giả Huy Cận

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá của tác giả Huy Cận

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận là một trong những tác phẩm vô cùng hay và hấp dẫn, nó giữ vị trí cũng như vai trò quan trọng trong khung chương trình học Ngữ văn lớp 9. Chính vì thế chúng ta cần phải soạn bài ở nhà trước để có thể nắm bắt được nội dung cơ bản nhất của bài học. Dưới đây sẽ là bài soạn có chọn lọc mà Giải văn mang đến cho chúng ta, mời các em và bạn đọc cùng tham khảo!

Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

Bài làm

Bố cục của bài Đoàn thuyền đánh cá:

– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Đây là cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc ra khơi.

– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá giăng lưới đánh bắt cá ngoài khơi xa đồng thời nói lên được vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả.

– Phần 3 (khổ thơ cuối): Phần này cũng đã miêu tả được cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về sau chuyến đi.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ.

. Bố cục bài thơ chia ra bao gồm 3 đoạn

– Đoạn 1: Ngay chính hai khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và thể hiện được tâm trạng náo nức của người ngư dân.

– Đoạn 2: Với bốn khổ thơ tiếp theo đó cũng chính là cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

– Đoạn 3. Khổ còn lại đã miêu tả chân thực được cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.

Câu 2:Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vù trụ?.

– Ngay ở trong bài thơ có hai cảm hứng bao trùm và có được một sự thống nhất hòa quyện chặt chẽ. Đó chính là cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ lớn lao.

Có thể nhận thấy được công việc lao động của người đánh cá giữa thiên nhiên như vô cùng bao la của biển và trời. Đồng thời cũng đã gắn liền, hải hòa với nhịp sống của thiên nhiên thông qua cá câu thơ như:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

…Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

…Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời…

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tính ích kỷ

Thông qua đây ta nhận thấy được trong bài thơ thì hiện lên rõ rệt về hai cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ cũng như lao động để có thể tạo cho mình hình ảnh đoàn thuyền đánh cá thông qua cái nhìn của nhà thơ Huy Cận luôn lớn lao và vô cùng kỳ vĩ.

– Huy Cận cũng đã tài tình sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã gợi tả hình ảnh con thuyền đánh cá như lướt giữa gió trăng lồng lộng của thiên nhiên thật đẹp.

– Biện pháp liệt kê so sánh được tác giả sử dụng linh hoạt, giúp cho ông miêu tả các loại cá thể hiện sự giàu đẹp và vô tận của biển

Câu 3: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?

Cảnh đẹp tráng lệ trong bài đó chính là vào buổi đem rộng lớn khi mà con người và thiên nhiên cũng thật gần gũi với nhau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Nhà thơ Huy Cận cũng đã so sánh mặt trời như một hòn lửa đang từ từ lặn xuống biển thật đẹp và cũng vô cùng kỳ vĩ. Hình ảnh trời biển luôn luôn có sự giao hòa trọn vẹn nhất. Ở mặt biển mênh mông, mát mẻ kia cũng sẽ khiến cho “hồn lửa” kia như được dịu êm hơn. Tác giả Huy Cận cũng đã khéo liên tưởng ra vũ trụ là một ngôi nhà lớn, đồng thời lại có màn đêm là cánh cửa khổng lồ,còn những con sóng, đợt sóng kia giống như then cửa cài chặt cánh cửa đêm đen. Lúc này đây thì vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng chính theo nhịp tuần hoàn của thời gian.

Câu 4: Bài thơ có nhiều từ hút, cả bài thơ cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì vồ âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

Trong bài thơ có bốn từ “Hát” khiến cho người đọc nhận thấy được cả bài như một khúc ca hùng tráng như ca ngợi được sự lao động cùng với tinh thần làm chủ cũng như niềm vui như phơi phới trở lại mà Huy Cận đã nói rhay người dân lao động. Không chỉ vậy lời thơ còn như dõng dạc hơn để ca ngợi khúc hát lao động mê say hào hứng, cùng với cách gieo vần biến hóa linh hoạt. Tất cả các vần trắc xen lẫn vần bằng hãy những vần liền xen lẫn vần cách khiến cho bài ca như vui tươi hơn tạo được sức mạnh cho người lao động. Các vần trắc cũng đã tạo nên sức dội, sức mạnh. Còn đối với vần bằng tạo nên sự vang xa, bay bổng đến nhẹ nhàng và tất cả góp phần làm nên âm hưởng thật độc đáo của bài thơ vừa khỏe khoắn sôi nổi lại còn mang màu sắc lãng mạn.

Xem thêm:  Tuyển chọn những câu nói hay về thầy cô giáo cũ đầy xúc động

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá của tác giả Huy Cận

Câu 5: Qua những bức tranh vổ thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn vù cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?

Khi nhận xét về cái nhìn và cảm xúc của tác giả Huy Cận khi ông đứng trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động nơi đây:

Nhà thơ Huy Cận cũng đã có cái nhìn tươi mới, độc đáo và vô cùng cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống. Hình ảnh của thiên nhiên tráng lệ, giàu có cũng chính là nguồn tài nguyên vô tận luôn luôn phục vụ con người giúp con người đam mê và hăng hái tham gia tích cực vào cuộc sống. Con người lao động hăng hái say mê lao động làm chủ cuộc sống, say mê xây dựng cuộc sống mới. Chính Huy Cận cũng đã viết “Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Ở đây ta nhận thấy có cả một vùng than, cả một vùng biển như đang hăng say lao động chính từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn và cũng cả từ hoàng hôn cho đến bình minh”. Thực sự đây là một cái nhìn mang được sự tin tưởng và phấn khởi của nhà thơ khi đứng trước cuộc đời mới. Qủa thật chính cái nhìn ấy, cảm xúc ấy đó chính là kết quả của quá trình đi thực tế dài ngày tại vùng mở Quảng Ninh của Huy Cận và để rồi đến lúc này đây hồn thơ Huy Cận lại thêm nảy nở và trở lại trong cuộc sống mới.

Luyện tập

Câu 1: (SGK trang 142): Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.

Với khổ thơ đầu:

Khổ thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” chính là một bức tranh về đoàn thuyền đánh cá khi lúc giăng buồm ra khơi. Ngay từ hai câu thơ đầu của khổ thơ miêu tả không gian, miêu tả được thời gian trong thời điểm đoàn thuyền ra khơi.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Khi mà không gian lúc này đây cũng đã và đang bước vào buổi chiều tà, lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống mới đẹp làm sao. Khi đó thời gian tiến dần về đêm, bóng đêm bao phủ cả không gian ở câu thơ thứ hai đó là câu

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Ở đây tác giả Huy Cận cũng đã miêu tả không gian, thời gian trong cái nhìn nhân hóa về mọi sự vật hiện tượng hiện lên sinh động. Sự vật lại có hồn, như những sinh thể mang sự sống dường như cứ đang đắm mình vào màn đêm của thiên nhiên. Độc giả cũng nhìn nhận được ở hai câu thơ sau miêu tả hình ảnh đoàn thuyền ra khơi. Thế rồi cũng chính tiếng hát của những con người lao động lúc này đây dường như cũng đangg hòa vào với gió của đất trời, cơn gió như cũng đã lại thổi căng cánh buồm của sự sống, của những niềm hăng say lao động. Thông qua đó thì tác giả Huy Cận thật tài tình khi ông đã sử dụng hình ảnh rất độc đáo đó là

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Ngay cả câu hát được sử dụng như một phép hoán dụ và thực sự đây cũng chính là hình ảnh của những người dân lao động luôn luôn hăng say với công việc. Đồng thời đó cũng chính là tinh thần lạc quan, yêu đời luôn yêu thiên nhiên của họ. Trong khổ thơ đầu thì không chỉ là bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà ta thấy được còn thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên đất nước sâu sắc nữa.

Hi vọng với việc trả lời bám sát câu hỏi trong sách giáo khoa của bài học cũng giúp cho học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản của bài học. Đồng thời cũng mong tạo hứng thú học tập bài học hơn cho các em, giúp các em tự tin hơn trong giờ học trên lớp mà Giải văn mang lại sẽ là nguồn cảm hứng lớn, nguồn cảm hứng tin cậy nhất cho học sinh.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Check Also

7175 1494911290053 1015 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *