Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn bài Bánh Trôi Nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương    

Soạn bài Bánh Trôi Nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương    

Bánh Trôi Nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một tiếng lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công. Người phụ nữ trong xã hội xưa mang được vẻ đẹp có thể nói đến hoàn hảo, tưởng chừng họ sẽ được hạnh phúc nhưng không phải. Người phụ nữ trong xã hội xưa họ bị vùi dập, không được tự mình quyết định cho số phận của mình. Bài thơ “Bánh trôi nước” cũng đã thể hiện ró điều đó, để hiểu sâu sắc hơn chúng ta hãy cùng Giải Văn đi soạn bài này nhé!

Soạn bài Bánh Trôi Nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Bài làm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thế thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) đó là có 4 câu, trong mỗi câu 7 chữ. Hồ Xuân Hương cũng đã sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 truyền thống và cách gieo vần chân ở câu 1-2-4 linh hoạt và vô cùng độc đáo.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bành trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong ý nghĩa thứ nhất: Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả chân thực với hình dáng tròn có được màu trắng, thêm nữa đó là trạng thái bánh đang được luộc chín, đồng thời cũng phụ thuộc vào người nặn bánh nữa.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình

b. Với lớp ý nghĩa thứ hai: Chính người phụ nữ được miêu tả xinh đẹp luôn luôn khỏe mạnh, hoàn hảo. Thì thân phận thì bấp bênh, trôi nổi giống như hình ảnh“bảy nổi ba chìm” thì cũng cứ vẫn luôn son sắt chung thủy.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong lớp ý nghĩa thứ hai có phải ý nghĩa quyết định giá trị bài thơ​ không?

Trong lớp ý nghĩa thứ hai đó chính là một ý nghĩa quyết định giá trị bài thơ, giá trị hiện thực, giá trị than thân được thể hiện

Soạn bài Bánh Trôi Nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Luyện tập

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 96, Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài tập, Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng hai từ “thân em”. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao- dân ca.

Có thể nhận thấy được những câu hát than thân đã học ở Bài 4 (xét trong cả phần Đọc thêm):

– Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Người đọc cũng có thể nhận thấy được một mối liên quan cảm xúc các câu hát than thân với bài thơ “Bánh trôi nước” đó chính là đều cùng than, cùng thương về số phận dường như cứ bấp bênh chìm nổi. Đó cũng chính là một số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công xưa.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Của bền tại người

Trên đây là bài soạn “Bánh trôi nước” hay và đầy đủ nhất, câu hỏi bám sát chương trình học của các em học sinh. Điều này cũng mang đến cho các em được một sự hứng khởi khi học bài.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Các em có thể tham khảo một số bài soạn liên quan đến chương trình Ngữ văn 7 dưới đây:

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài Cảnh Khuya

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Những câu hát than thân

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Check Also

5247396 image 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *