Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Suy nghĩ về ý kiến “Tiền không phải là tất cả”

Suy nghĩ về ý kiến “Tiền không phải là tất cả”

Đề bài: Tiền không phải là tất cả. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?

Bài làm

Có một câu nói hài hước rằng: “Có nhiều thứ không thể mua được bằng tiền, nhưng có thể mua được bằng… nhiều tiền".

Quan niệm về giá trị đồng tiền của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Có người xem nó là ông chủ tốt, người khác lại xem nó là đầy tớ tồi. Nhiều người cho rằng tiền là chiếc chìa khóa vạn năng, có thể làm được mọi thứ. Có đúng thế không?

tien khong phai la tat ca - Suy nghĩ về ý kiến "Tiền không phải là tất cả"

"Tiền không phải là tất cả"

Còn bạn, bạn có tin tiền là chiếc đũa thần đầy quyền lực đối với tất cả mọi thứ trên đời này?

Riêng đối với tôi, tiền – không là tất cả.

1. Tiền không mua được tri thức?

Dinh, 24 tuổi, học lực ở mức trung bình. Thế nhưng, cô vẫn tiến đều trên con đường công danh. Đó là nhờ vào “năng khiếu" xài tiền của mẹ.

Tiền mua cho Dinh bằng tú tài loại giỏi. Tiền đưa cô vào Đại học Y khoa Cuối cùng, tiền đưa cô vào làm việc tại một bệnh viện Răng – Hàm – Mặt lớn tại thành phố.

Thế nhưng, sau khi Dinh nhận việc được vài tháng, đoàn thanh tra về kiểm tra nhân sự đột ngột. Bằng giả của Dinh được phơi bày.

Dĩ nhiên, ngay lập tức, cô bị đình chỉ công tác.

Dinh mất tất cả. Không việc làm, không tương lai. Suốt ngày, cô chỉ còn biết tự giam mình trong phòng chẳng dám gặp gỡ bạn bè.

Xem thêm:  Phân tích những nét độc đáo trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Dinh đâu phải là trường hợp hi hữu. Báo chí đã từng phanh phui ông quan huyện nọ, bà chuyên viên kia, vị quan sở, quan tỉnh ấy đã “xài” bằng giả bằng tiền, đã leo chức, mua chức bằng tiền, khiến cho nhiều người phả: “ở” ra, rồi tự hỏi: “Chuyện lạ mà như thật!”, “Chuyện thật mà như bịa”. Đồng tiền ghê gớm quá!

2. Tiền có mua được hạnh phúc?

Minh, 24 tuổi, là bác sĩ mới ra trường, được đánh giá là một thầy thuốc đầy tiềm năng. Anh chỉ có một cái “tội” là quá nghèo, không đủ khả năng “lo” vào các bệnh viện để làm việc.

Luôn cháy bỏng ước mơ được đổi đời, anh quyết tâm trụ lại thành phố để kiếm tiền.

Anh chớp được cơ hội khi một tiểu thư con nhà giàu yêu anh. Đám cưới được tổ chức rình rang.

Nhờ “phúc" vợ, Minh mở phòng mạch tại nhà. Vốn giỏi chuyên môn lại khéo giao tiếp, phòng mạch của Minh ăn nên làm ra.

Hai năm sau, anh đưa mẹ và em gái lên thành phố sinh sống.

Cùng từ đó, Minh rơi vào tình trạng khổ tâm khi luôn phải đứng giữa hai bên tình – hiếu.

Nhìn nàng dâu kênh kiệu, coi thường chồng, người mẹ thương con chỉ biết khóc thầm. Nhiều lần bà còn đòi về quê sống.

Thấy em chồng mở tiệm thuốc gần nhà bằng “khúc ruột” cùa mình, cô vợ suốt ngày đay nghiến.

Xem thêm:  So sánh Tnú trong Rừng Xà Nu và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ

Chỉ tội cho Minh, lúc an ủi mẹ, khi khuyên can vợ, lúc bảo ban em, lúc nào anh cũng cảm thấy buồn, thấy căng thẳng. Anh luôn là tâm điểm của mọi sự xung đột trong gia đình. Thậm chí, khi các “đương sự” không thể đổ bực bội lên người khác, họ chọn anh!

Minh luôn tự hỏi, giờ đây, mình đã có nhiều tiền, nhưng sao không thể thảnh thơi, vui vẻ như từng mong ước?

3. Tiền không thể mua được tình yêu?

Ngày đi học, tối bán hàng thuê, cuộc sống của Thanh, 19 tuổi, khó khăn như bao sinh viên xa quê khác. Hoàng, 28 tuổi, là một giám đốc trẻ thành đạt. Anh thân với ông chủ cua Thanh. Nhiều lần đến chơi, thấy cô dễ thương, hiền lành. Hoàng nảy sinh tình cảm nên theo đuổi.

Mọi người đinh ninh thế nào Thanh cũng gật đầu vì kiếm đâu ra người đàn ông vừa tài giỏi, vừa tốt bụng.

Nể lời chủ, Thanh nhận lời đi uống nước với giám đốc Hoàng. Mọi người nhanh chóng nói ra nói vào rằng: “Lọ Lem gặp Hoàng tủ”.

Nhưng sau đó. ai cũng ngạc nhiên khi biết cô một mực từ chối tình cảm của Hoàng.

Ông chủ dò hỏi: ''Hoàng là người tốt, biết làm ăn và giàu có. Anh ấy sẽ giúp em trong cuộc sống, thậm chí đỡ đần cả gia đình em ở quê. Sao em lại bỏ lỡ cơ hội?”

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Thanh chỉ nói nhẹ nhàng: “Đơn giản là vì em không yêu anh ấy. Con tim có lí lẽ riêng của nó. Và tình yêu lại không định giá bằng tiền”.

4. Tiền có thật là chìa khóa vạn năng?

Tiền có thể mua ngôi nhà, nhưng không mua được tổ ấm

Tiền có thế mua được chiếc giường, nhưng không mua được giấc ngủ

Tiền mua được chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.

Tiền có thể mua được thuốc, nhưng không mua được sức khỏe…

Chắc chắn còn rất nhiều điều thuộc về chiều sâu bên trong của con người là vô giá.

Tiền rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta vật vã phấn đấu học tập, làm việc cùng một phần vì nó.

Nhưng tiền có bao giờ mua được nhân phẩm và lương tâm đâu! Bạn đừng bao giờ biến mình thành nó lệ của đồng tiền.

Từ khóa tìm kiếm

  • tiền không phải là tất cả
  • co tien la co tat ca
  • tiền không là tất cả

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *