Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi

Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi.

Bài làm

Ét môn-đô dơ A-mi-xi là nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Tấm lòng (Những tấm lòng cao cả) là tác phẩm nổi tiếng của ông đã đưa ông ra phạm vi toàn thế giới, tác phẩm là sự phản ánh giai đoạn thiếu nhi của 2 người con trai ông, tác phẩm đã để lại cho tôi một cảm xúc khó diễn tả, thực sự ấn tượng với cách viết của ông. Trong đó đoạn trích “Mẹ tôi” là đoạn để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm trí.

“Mẹ tôi” nói về tình mẫu tử thiêng liêng. Vì đứa con trai không hiểu chuyện, không hiểu về tình yêu mẹ dành cho nó mà khiến mẹ phải đau lòng nên người cha đã phải kìm nén sự tức giận và viết cho người con trai một tâm thư, mong người con có thể giác ngộ và cầu xin sự tha thứ từ người mẹ.

Người con trai tên là En-ri-cô, trong một lần cô giáo đến thăm, En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiéu lễ độ với mẹ. Và người cha đã nhìn thấy toàn bộ điều đáng xấu hổ ấy, cố gắng kìm nén lại sự giận dữ.

“Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”, lời đầu tiên của ông là lời răn đe nghiêm khắc đối với En-ri-cô. Ông đã thực sự tức giận con trai khi có hành động thiếu suy nghĩ như thế. Đến lời sau dường như ông đã cố nén lại gọi con trai một cách nhẹ nhàng, thân thương “ En-ri-cô của bố ạ”,”Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”, đến đây không còn là sự tức giận nữa mà là sự đau đớn, sự bất lực của một người cha khi thấy đứa con của mình trở nên hư đốn và không thể dạy dỗ, trái tim của ông thực sự đang rỉ máu. Nhưng ông cố gắng giữ bình tĩnh để giảng giải cho En-ri-cô đi đúng hướng, học được điều hay lẽ phải.

Xem thêm:  Tổng hợp những câu nói hài hước bá đạo khiến bạn cười ngả nghiêng

Những lời thư tiếp theo, ông tâm sự và kể cho En-ri-cô nghe về tình yêu vô bờ bến mà mẹ đã dành cho cậu. “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình bên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằng quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!..” “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Rõ ràng, tình yêu mà mẹ đã dành cho En-ri-cô là không thể đem đong đo hay so sánh với bất cứ thứ gì, En-ri-cô nhận được sự chăm sóc,cả tấm lòng, sức lực, hi sinh kể cả hạnh phúc mẹ cũng đem đi đánh đổi, đến cả tính mạng cũng không màng. Vậy mà, “con mà lại dám xúc phạm đến mẹ con ư?” Lời nói của người bố thốt lên đau đớn đến nhường nào.

“Hãy nghĩ kỹ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ”. Sau đó, người cha đã phải phân tích cho con hiểu được rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. Ông nghiêm khắc cảnh tỉnh con trai: “Có thể có lúc con sẽ mong ước tha thiết được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con vẫn sẽ tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh than, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả sẽ chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”. Hơn cả vậy, ông còn khẳng định thậm chí là nói cực đoan với cậu con trai: “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời của bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”. Câu nói cảnh tỉnh con trai xuất phát từ tình yêu, lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành của người cha. Lời nói nhẹ nhàng, không hề quát tháo, măng mỏ nhưng nghe như đau xuyên thấu cả tâm can: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó…”

Xem thêm:  Cảm nghĩ về một người thầy (cô) của em

Người cha cũng tinh tế bày cách giúp En-ri-cô hoà giải với mẹ: “cầu xin mẹ hôn con, để chiếc hôn ấy xoá đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”. Ông là một người bố vĩ đại, người bố tế nhị và cực kì tâm lí khi không trực tiếp với En-ri-cô hay quát mắng cậu ngay trước mặt cô giáo mà dùng lá thư kín đáo để cậu tự nhận ra lỗi lầm của mình, cũng là tôn trọng và làm cho cậu không có cảm giác bị xúc phạm.

“Mẹ tôi” kết thúc trong lời cuối của người cha mà khiến cho chính chúng ta cũng trăn trở: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp trả lại cái hôn của con được”, có nghĩa là người cha còn chưa thể dễ dàng tha thứ được vì cậu con trai đã phạm đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Bởi bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với bố mẹ là thước đo nhân phẩm, phẩm chất đạo đức của con người.

Có lẽ, tôi cũng đồng cảm giác như En-ri-cô vì bao lần làm mẹ buồn phiền, làm mẹ lo lắng… Đọc tác phẩm, chính bản thân mình cũng tỉnh ngộ và cảm thấy hối lỗi vì nhiều chuyện trong quá khứ. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều để bù đắp cho cha mẹ, để cha mẹ có thể tự hào và không cần băn khoăn, suy nghĩ về tôi. Tôi trân trọng từng giây phút hạnh phúc bên gia đình và cảm thấy thật biết ơn khi được ở bên bố mẹ bởi: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ-Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

Check Also

bieu cam ve mai truong than yeu 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *