Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến
Bài làm
Chủ đề viết về tình bạn là một đề tài luôn luôn khơi những nguồn cảm hứng cho các bậc thi nhân xưa. Và một trong những bài thơ hay và đặc sắc viết về tình bạn không thể bỏ sót bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” người đọc cũng dễ dàng có thể cảm nhận thấy được tình bạn thật chân thành biết bao nhiêu.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Từ xưa cho đến nay thì bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui cơ chứ. Và ở đây cũng vậy, tác giả Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Đầu tiên chính là lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Người đọc có thể nhận thấy được cách xưng hô bác, tôi luôn luôn tự nhiên gần gũi trong chính niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Chắc chắn phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – hay đây cũng chính là một lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào. Thế rồi cũng chính sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn đến chơi bằng cây thơ:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Nguyễn Khuyến cũng đã sử dụng cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn và tiếp bạn theo đúng kiểu nhà có gì thì dùng nấy, cây nhà lá vườn chứ không câu lệ. Bạn đọc cũng sẽ cảm nhận được thấy rằng Nguyễn Khuyến lúc này đây cũng đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Độc giả chúng ta cũng đã hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến hình ảnh cái chợ. Chợ cũng chính là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Thế nhưng vì chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả cho nên không thể nào đi mua được. Xây dựng lên một không gian nghệ thuật này chúng ta thấy được rằng ở đây cũng chỉ có tác giả và bạn mình có 2 người thôi nhưng đã sáng tạo được tình huống vô cùng hấp dẫn, có chút gây cười.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bạn đến chơi mà ngay cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo biết bao nhiêu, người xưa luôn nói miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… Với những nguyên do này mà đọc giả thất chẳng có gì tiếp bạn hiền cả. Nhưng lạ thay cũng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Thế rồi Nguyễn Khuyến cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi đã chốt lại được một câu như gửi gắm được cả ý cả tình trong đó nữa. Khi bạn thân đến chơi nhà, tiếp bạn chẳng cần phải có mâm cao cũng chẳng cần phải có cỗ đầy gì thế nhưng chỉ cần có “bác” có “ta” là đã đủ rồi.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Bạn đọc dễ dàng có thể nhận thấy được trong lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Người bạn “Bác” cũng đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi để đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng cơ chứ. Thực sự rằng thì chỉ có tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ này. Đến đây mọi thứ vật chất đều không có thế nhưng lại có được tình bằng hữu thâm giao, tình bằng hữu keo sơn. Thêm với đó Nguyễn Khuyến cũng dùng chữ “ta” – là đại từ nhân xưng có trong bài thơ này là “bác” là “tôi” và đặc biệt nhất chính là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Và đã là bạn thì họ đều có những suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Đã là bạn thân thì họ luôn luôn coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, đồng thời cũng chính là một niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Thông qua đây chúng ta có thể cảm nhận được tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được.
Thi phẩm “Bạn đến chơi nhà” cũng được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc và lại còn đăng đối chặt chẽ, hợp lý. Thêm với đó chính là ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Thông qua thi phẩm đặc sắc này ta cũng sẽ có được những cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ vô cùng độc đáo và thể hiện được một thứ tình cảm chân thành.
Tuệ Tuệ