Phân tích truyện Chiếc Lá Cuối Cùng của Ô Henri
Hướng dẫn
+ Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá vào nơi mà chiếc lã cuối cùng đã rụng trong đêm ấy. Cụ đã chết ở bệnh viện sam đó hơi Ngày, còn Giôn-xi thì đang bình phục.
+ về o.Henri thì ông có tên là William Sydney Porter, sinh năm 1862 ở Greensboro, bang Bắc Caroline, mất năm 1910 tại New York.
I. Dù xuất thân từ một gia đình có cha là thầy thuốc ở Têch-dát nhưng khi khôn lớn lại gặp phải cuộc sống ba chìm bảy nổi. Đang là nhân viên ngân hàng ởđây, ông phải trôn xuống miền nam nước Mỹ vì bị tô” cáo về tội thâm lạm tiền bạc. Sông lang bạt cho tới năm 1898 thì bị bắt ở Cô-lôm-bớt. Có thể xem sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu từ những tháng năm sông cảnh cá chậu chim lồng này. Ông viết truyện ngắn, và mượn tên O.Hen-ri của người coi tù làm bút danh. Không ngờ, người dân Mỹ thời ấy lại thích lối viết của ông. Các truyện của O.Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động, tiêu biểu là truyện Chiếc lú cuối cùng.
II. Truyện kể lại rằng Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sông trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bôn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được; cụ,thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sông nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời… Đoạn văn mà chúng ta phân tích dưới đây là phần cuối truyện.
Mở đầu phần này là sự xuất hiện của cụ Bơ-men tại nơi ở của hai nữ họa sĩ nghèo, lúc trời đang mưa lẫn cùng với tuyết. Cụ đang là người mẫu “ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá”để cho nữ họa sĩ Xiu vẽ. Có lẽ cụ đã nghe Xiu cho biết là Giôn- xi bị bệnh nặng và rơi vào tình trạng bi quan nến đã ghé thăm. Trước khi bắt đầu công việc thường ngày ở phòng bên cạnh, cả hai người “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thưởng xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.Nhà văn đã miêu tả nét nhìn của hai nhân vật. Khi nhìn cây thường xuân ở bên ngoài cửa sổ, nét nhìn của họ có chung tính chất là “sợ sệt”. Ở nét nhìn này, người đọc có thể tự hỏi: Họ sợ sệt điều gì? Nét nhìn thứ hai là họ nhìn nhau mà chẳng nói năng gì. Dù vậy, nhưng chắc nét nhìn của Xiu ngầm nói một mong ước, và có thể cụ Bơ-men hiểu được sự mong ước của Xiu. Nhà văn đã miêu tả một tín hiệu ẩn vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, và nếu có thì mong ước của Xiu có được đáp ứng hay không. Chi tiết này sẽ tạo sự bất ngờ ởngười đọc.
Mà đúng vậy, cả Xiu và Giôn-xi đều bất ngờ! Sáng hôm sau, cả hai: kẻ thì mang tâm trạng bi quan “thều thào ra lệnh”, người thì mang tâm trạng “chán nản” kéo tấm mành màu xanh lên. Tại sao thế? Bởi vì cả Xiu lẫn Giôn-xi đều bị ám ảnh bởi chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng trong đêm, và Xiu cũng: không biết cụ Bơ-men có vẽ chiếc lá để cứu người hay không dù hai người có nhìn cây thường xuân và lo sợ. Kéo tâm mành mành lên là vén bức màn bí mật, và có thể sự thật bi quan đã ám ảnh cả hai người sẽ lộ ra. Tấm màn đã được kéo lên. “Nhưng, ô kìa! “.Ai đã thốt lên cụm từ cảm thán ấy? Có thể là cả hai đều biểu thị sự bất ngờ, ngạc nhiên ngập tràn niềm vui. Sức hấp dẫn của truyện là ở chi tiết bất ngờ ấy, một chi tiết vừa biểu hiện tình bạn chân thành của Xiu, và vừa biểu hiện sự hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Chiếc lá “hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm đeo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”đã trở thành biểu tượng hồi sinh của Giôn-xi. Nhìn thấy nó, Giôn-xi đã tâm sự với Xiu rằng “’Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”.Sau đó cô lại nói thêm những câu nói tự trách mình, những lời biết Ơn mà cũng là lời thú tội: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”.Rồi Giôn-xi xin được uống sữa, được cầm chiếc gương tay, được xem Xiu nấu nướng, và nuôi lại hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
Ai đã thắp sáng lại niềm hi vọng này? Ai đã cứu Giôn-xi? Tất nhiên trước mắt là vị bác sĩ. Bác sĩ chữa bệnh là chuyện thường tình. Nhưng nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi nằm ẩn trong hình ảnh của chiếc lá cuối cùng còn lại trên cành thường xuân. Lá và hoa đâm chồi nẩy lộc, mọc và rung theo chu kì tự nhiên nếu không có tác động bởi con người. Chính Giôn-xi đã nói với Xiu cảm nhận của mình về chiếc lá cuối cùng kia rằng “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đố… “.Nhà văn đã khéo léo tạo cho người đọc một cảm giác mơ hồ từ câu nói của Giôn-xi. “Cái gì đấy”đích xác, rõ ràng chính là cái gì? Người đọc có thể tự đặt câu hỏi như thế, rồi tự tìm lấy câu trả lời trong suốt quá trình đọc truyện, còn nhà văn thì chỉ mấp mé hé mở qua lời của nhân vật.
“Cái gì đấy”, trong truyện có thể là tình bạn gắn bó giữa Xiu và Giôn-xi. Dù nghèo khổ nhưng Xiu không bỏ mặc Giôn-xi với cơn bệnh nặng.
Ngược lại Xiu còn chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi như chăm sóc cho em gái của mình. Khuôn mặt Xiu ngày càng hốc hác. Khi biết được ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi, Xiu đã cố năn nỉ: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?’Điều ấy chứng tỏ cô thương Giôn-xi vô cùng, và mong muốn Giôn-xi tống khứ ý nghĩ kì quặc kia ra khỏi đầu Giôn-xi. Có lẽ vì thế mà Xiu đã cùng cụ Bơ-men nhìn cây thường xuân, rồi hai người im lặng nhìn nhau. Một phần câu trả lời câu hỏi “cái gì đấy” ẩn trong cái nhìn ấy của Xiu, và phần còn lại ẩn trong cái nhìn của cụ Bơ-men. Người đọc có thể đoán ra cái nhìn của hai người biểu lộ ý ngầm hiểu ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi về sự sống hay chết của cô có liên quan đến sự rụng của chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân. Nhưng làm cách nào để chiếc lá ấy vẫn tồn tại trước cơn mửa to gió lớn? Nếu không có đoạn cuối truyện thì cả nhân vật Giôn-xi lẫn bạn đọc không trả lời được câu hỏi trên, không nhận ra sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men.
Trước đó, sau khi khám bệnh cho Giôn-xi xong, gặp Xiu ở hành lang, bác sĩ đã cho biết: “Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hỉ vọng gì…”.Khi biết được tin ấy, có lẽ Xiu đã tìm hiểu. Với những gì Xiu thấy trước mắt, và khi tin chắc rằng Giôn-xi sống thì Xiu mới cho Giôn-xi biết “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hổm nay ở bệnh viện rồi”, với một loạt các chi tiết như giày, áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt, cây đèn bão còn thắp sáng, cái thang, “và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau”.Với những chi tiết khá cụ thể như thế thì có lẽ ai cũng hình dung ra cụ Bơ-men đã làm gì trong cái đêm mưa gió lạnh buốt ấy. Và như để nhấn mạnh hơn về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men,
O.Hen-ri đã cho nhân vật Xiu giải thích tại sao chiếc lá thường xuân cuối cùng không hề rung rinh mỗi khi gió thổi, và đi đến kết luận: “Ô, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.
III. Với lối hành văn nhẹ nhàng, với tài quan sát và miêu tả thật tự nhiên và tinh tế những chi tiết chọn lọc của từng nhân vật, cùng với sự sắp đặt các chi tiết ấy thành các tình huống đảo ngược bất ngờ một cách hợp lí, O.Hen-ri đã tạo được sức hấp dẫn của nghệ thuật viết truyện ngắn. Người đọc xúc động về tình bạn của Xiu đối với Giôn-xi, trân trọng tấm lòng thương yêu và hành động âm thầm nhưng vô cùng cao cả của cụ Bơ- men cho sự sông của người trẻ đang trong tuyệt vọng, muốn chết như
Giôn-xi. Có thể nói Chiếc lá cuối cùnglà bức tranh kiệt tác mà cụ đã từng mơ vẽ được lúc cụ còn sống, và nó cũng làm sống lại ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ đẹp nổi tiếng ởbờ biển I-ta-li-a của Giôn-xi.
Theo Baivanhay.com