Home / Bài văn hay / Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bài làm

Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút tài năng của nền văn chương Việt Nam hiện đại với những tác phẩm chuyên viết về mảnh đất Tây Nguyên mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Rừng xà nu là một trong những tác phẩm nổi tiếng, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc sâu sắc nhất của tác giả.

Tác phẩm kể về câu chuyện mang lại nhiều cảm hứng đậm chất nhân văn cho người đọc về tình yêu, tình người, tình cảm với quê hương đất nước của những con người trên mảnh đất Tây Nguyên. Nhân vật chính trong câu chuyện là Tnú, con người mang đầy đủ những tinh thần của vùng đất Tây Nguyên.

Tác phẩm được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965 – là những năm tháng đang diễn ra cuộc đấu tranh chống Đế quốc Mĩ rất ác liệt. Hiệp định Giơ-ne-vơ không được thi hành, kẻ thù ra sức khủng bố. Mĩ cho quân ào ạt tiến vào miền Nam và mở rộng chiến trường ra Bắc. Nhân dân ở mọi nơi đặc biệt là Tây Nguyên đã quyết tâm chiến đấu đến cùng để giữ đất, giữ bản làng. Tất cả những gì diễn ra mà tác giả được nhìn nhận và chứng kiến đã thẩm thấu vào trí nghĩ của ông, thôi thúc ông viết lên tác phẩm này. Một tác phẩm mang giá trị hiện thực cũng như nhân đạo vô cùng sâu sắc. Tư tưởng tác phẩm được tác phẩm gửi gắm qua việc xây dựng nhân vật Tnú.

Nhân vật Tnú có một số phận khá đặc biệt khi sớm biết tự lập, trưởng thành ngay từ khi còn nhỏ vì bố mẹ mất sớm. Tnú lớn lên trong tình yêu thương của bản làng, sự che chở của những con người trong buôn làng Xô -Man và cụ Mết. Tnú thấm thía hoàn cảnh sống của mình, dành nhiều sự biết ơn, gắn bó với buôn làng. Ngay từ nhỏ, Tnú đã trở thành chú bé liên lạc mưu trí, dũng cảm và gan dạ, chú được học từ cách mạng. Được học chữ, có ý thức sau này lớn lên sẽ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cánh mạng của quê hương. Tnú có những phẩm chất, có những nhận thức của một người anh hùng lí tưởng.

Xem thêm:  Bài văn lớp 9 hay giới thiệu về cây Phượng vĩ

Tnú có tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc. Hiểu được những đau thương, mất mát đến từ chiến tranh, Tnú căm thù giặc vô cùng. Tnú sớm theo cách mạng, từ nhỏ là là một cậu bé liên lạc gan dạ, dũng cảm, đảm bảo bí mật cho cách mạng. Là một cán bộ nhí chủ lực trong việc tiếp tế cho các cán bộ cách mạng trong rừng, gan dạ khi bị tra tấn. Tnú thực sự trưởng thành khi vượt ngục trở về làng.

cam nghi ve me cua em lop 7 hay nhat - Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Từ nhỏ, Tnú có tình cảm đẹp với quê hương và có tình cảm đẹp với Mai. Khi trưởng thành Tnú là một chàng trai hoàn hảo: rắn chắc, cao lớn, đẹp đễ như một cây xà nu cường tráng nhất của khu rừng này. Tnú chan hòa trong niềm hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời. Với sự giác ngộ cách mạng từ nhỏ, được sống và chiến đấu cùng anh Quyết. Tnú và cụ Mết chuẩn bị cho kế hoạch khởi nghĩa. Tin ấy đến tai bọn giặc, chúng bắt, tra tấn Mai và con. Sự việc diến ra trước mắt Tnú. Tnú đã không thể cứu được vợ và con: Tnú nóng lòng, sốt ruột. Đau thương xé lòng Căm hận tột cùng: “hai con mắt là hai cục lửa lớn”. Câu văn trên được lặp đi lặp lại tới bốn lần nhằm nhấn  mạnh sự bất lực ở một con người đầy gan dạ và dũng cảm. Nó sẽ mãi là vết thương lòng trong Tnú và người dân Xô man. Điệp khúc ấy mãi mãi day dứt khôn nguôi làm cho nỗi đau xoáy vào tâm can Tnú, tâm can cụ Mết- người kể chuyện và dân làng.

Xem thêm:  Tập làm văn hay phân tích bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Tnú đau đớn vô cùng vì bi kịch của chính mình, của gia đình mình. Nhưng Tnú cũng hiểu được rằng, có tình yêu thương vợ con, có lòng dũng cảm, dám hy sinh đó nhưng Tnú cũng không thể cứu được vợ con, thậm chí không thể giữ được tính mạng cho bản thân mình và còn ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của buôn làng. Tnú không thể tay không chống giặc, làm cách mạng không thể tự phát. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch, sẽ thế nào nếu kẻ thù cầm vũ khí mà ta lại tay không. Đây chính là mặt bên kia của chân lí mà cụ Mết đã muốn ghi tạc vào lòng của các thế hệ con cháu: “ Chúng nó đã cầm súng thì chúng ta phải cầm giáo”

Từ bi kịch của Tnú nhân dân Xô Man đã thức tỉnh Tnú bị chúng tẩm dầu Xà Nu đốt cháy 10 đầu ngón tay, Tnú đã nghĩ đến cái chết. Nhưng chính lúc này, chính lúc bi kịch Tnú đến cao trào thì 10 đầu ngón tay của Tnú trở thành 10 ngọn đuốc soi đường giúp nhân dân XôMan vùng dậy cầm vũ khí chống lại kẻ thù và họ đã thắng.

Tnú trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh và lí tưởng, là người anh hùng ngay trong thời đại của chúng ta. Anh trở thành niềm tự hào của dân làng Xô man, câu chuyện của một đời cụ Mết kể trong một đêm ấn tượng. Cuối cùng Tnú được tìm lại những gì đã mất. Lần trở về làng này anh được sống trong tình yêu thương của buôn làng.Anh đã tìm thấy niềm tin trong Dít và Heng…TNú trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất về người anh hùng trong thời đại chống Mĩ.

Xem thêm:  [Văn lớp 4] Tả một cây xanh trong sân trường em (tả cây bàng)

Hình tượng cây Xà nu trong tác phẩm có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với Tnú. Hai hình tượng ấy không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau để cùng trở nên hoàn chỉnh. Rừng Xà Nu sẽ không thể trải dài mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học cách mạng. Mặt khác phải có những con người như tnú thì mới đem lại sự sống cho cánh rừng, cho nhân dân, cho tổ quốc ta.

Rừng xà nu là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với sự vận động và những biến cố có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân. Những bức tranh thiên nhiên, những hình thượng anh hùng  trong tác phẩm, chung quy đều là sự kết tinh của những lí tưởng cao quý nhất của cộng đồng. Rừng xà nu mang mọt hình thức sử thi hoành tráng. Hoành tráng trong hình ảnh, dáng vóc vạm vỡ, cao cả của rừng núi cũng như con người. Hoành tráng trong âm hưởng lời văn được đẽo gọt để không những giàu sức tạo hình mà còn giàu về nhạc điệu khi vang động khi tha thiết, hoặc trang nghiêm.

Tnú gắn bó với dân làng, gắn bó với những cánh rừng xà nu bát ngát tạo nên một bức tranh đẹp về cuộc đời và số phận anh hùng vẻ vang của chính anh. Anh là niềm tự hào của mảnh đất Tây Nguyên.

Minh Anh

Check Also

nu sinh dac lak noi t91 4951610 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *