Home / Bài văn hay / Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Bài làm

Tấm Cám được xem là một trong những câu chuyện cổ tích có độ phổ biến với công chúng bạn đọc sâu rộng nhất trong đời sống xã hội của đất nước ta. Hầu như không ai lớn lên mà không có tuổi thơ biết về chị Tấm. Tấm là kiểu nhân vật phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhưng nhờ vẻ đẹp nhân cách và sự đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải chính đáng, cô đã giành được hạnh phúc xứng đáng cho bản thân mình.

Tấm là một cô gái có thiên lương trong sáng, có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Tấm hiền lành và rất chăm chỉ làm việc. Từ nhỏ Tấm chịu nhiều thiệt thòi khi mẹ mất sớm, bố lấy vợ mới, bố lại cũng sớm bỏ Tấm mà đi để Tấm ở lại sống với bà dị ghẻ không yêu thương gì Tấm, lại thêm một cô em gái cùng mẹ khác cha lười biếng, ích kỷ, lúc nào cũng thích bon chen với Tấm. Tuy nhiên, Tấm chẳng bao giờ suy nghĩ thiệt hơn gì cả, cũng chẳng bao giờ nghĩ xấu cho ai. Tấm cứ sống với thiên lương trong sáng như vậy.

Tuy nhiên, cuộc sống không như Tấm mong muốn, tấm cứ nín nhịn và cũng cứ bị mẹ con nhà dì ghẻ đè nén mãi. Tấm phải làm lụng vất vả còn cô em Cám thì chỉ biết chơi, được mẹ nuông chiều hết mức: “hết chăn trâu gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo” mọi việc lớn bé trong nhà một tay Tấm phải làm hết. Tấm thiên lương bao nhiêu thì Cám lại nanh nọc bấy nhiêu, có lần cả hai chị em đi bắt tôm tép, Cám lười nhạc chẳng chịu cho chân xuống ruộng nhưng lại gian xảo để trút hết tôm tép từ giỏ của chị Tấm sang giỏ của mình. Bà dì ghẻ thì không coi trọng Tấm, chưa bao giờ có suy nghĩ coi Tấm là người trong gia đình, là thành viên trong gia đình, lúc nào cũng chèn ép Tấm, còn hùa vào cùng cô con gái ức hiếp Tấm.

Xem thêm:  Giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Kiều

Đã không coi trọng Tấm mẹ con Cám luôn tìm cách hại Tấm cho dù Tấm lương thiện không bao giờ có ý định phản kháng những bất công mà hai mẹ con cám dành cho cô. Được Bụt tặng cho cá Bống, Tấm vui mừng khôn xiết, Tấm yêu thương, trân quý Bống vô cùng, có gì cũng san sẻ cùng Bống, tuy nhiên cá Bống vì Tấm mà phải chịu thiệt thòi khi Bống bị mẹ con nhà Cám giết thịt. Người bạn duy nhất của cuộc đời Tấm cũng bỏ Tấm mà đi. Tấm muốn đi dự hội nhà vua mà cũng bị mẹ con Cám đọa đầy đem một đấu thóc trộn cùng một đấu gạo bắt Tấm phải nhặt hết mới được đi. Có thể thấy được rằng Tấm lương thiện bao nhiêu thì mẹ con nhà Cám lại độc ác bấy nhiêu.

Về sau cuộc đời Tấm sang trang khi trở thành hoàng hậu – vợ vua, Tấm vẫn giữ được nét chân thành và giản dị như ngày xưa, nhớ về ngày giỗ cha, Tấm về cúng bố, cũng chẳng nghĩ suy về những việc mà mình phải chịu đựng ngày xưa. Nhưng với bản tính độc ác và tham lam, mẹ con Cám không ngộ nhận được mọi chuyện, vẫn cố tham lam những thứ không thuộc về mình, tìm cách hại Tấm phải chết, dụ Tấm trèo lên cây cau để hái cau xuống cúng bố còn mẹ con nhà Cám thì thập thò dưới gốc cây, đợi lúc Tấm không để ý, chặt gốc cây khiến Tấm lao xuống ao mà chết tức tưởi.

phan tich nhan vat chi dau trong tac pham tat den cua ngo tat to - Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Tấm là một người vô cùng hiền lành, lương thiện, lại hiếu thảo và vị tha nhưng cuộc đời thật bất công khi Tấm muốn sống yên ổn cũng khó, vẫn luôn bị những kẻ xấu xa hại sau lưng. Nhưng vì là người tốt nên Tấm luôn được chở che từ Bụt. Biết bao nhiêu lần trong những hoàn cảnh tưởng chừng bi đát nhất của cuộc đời, tưởng chừng sự đắng cay đến cùng cực và cuộc sống chẳng còn đáng thiết tha nữa thì bụt luôn xuất hiện và phù trợ cho Tấm. Điều đó có được là vì Bụt thương cảm cho số phận của Tấm và cũng yêu quý từ tính cách thiên lương của Tấm.

Tấm hiền lành nhưng cũng là người có chính kiến, tức nước vỡ bờ và cũng là người biết đấu tranh chống lại cái xấu, các ác. Cuộc sống của Tấm cũng như một cuộc chiến đấu sinh tồn. Mẹ con Cám chưa bao giờ coi trọng Tấm, chưa bao giờ công nhận Tấm là người thân của họ, chính bởi vậy, vì lòng tham và sự ích kỷ, hết lần này đến lần khác bắt ép Tấm phải chết. Không còn những cảnh cứ gặp nạn lại khóc mà chờ đợi sự ứng cứu của Bụt, chặng thứ hai của câu chuyện chứng kiến sự đổi thay, trưởng thành của nhân vật Tấm. Mẹ con Cám cứ hại Tấm, Tấm lại hóa thân để tìm về với sự sống của bản thân. Sau lần chết đầu tiên, Tấm biến hóa thành chim vàng anh, bị mẹ con nhà Cám bắt thịt, Tấm lại biến thành cây xoan đào, rồi có cả sự hóa thân thành khung cửi, không yên lặng phản kháng, Tấm còn dám buông lời đe dọa Cám: “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra”. Và cuối cùng Tấm đã dành được hạnh phúc vốn thuộc về mình, miếng trầu thơm xuất hiện cuối câu chuyện chứng minh thêm về tình nghĩa thủy chung của Tấm và vua, điều đó thể hiện rằng nhất định Tấm sẽ hạnh phúc. Mẹ con Cám bị trừng phạt, công lí dân gian đã được thực hiện với triết lý của cuộc đời: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Xem thêm:  Phân tích bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G. Mác-két

Qua câu chuyện ta thấy Tấm hiện lên với những phẩm chất vô cùng cao quý, hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng lại chịu nhiều bất công. Nhưng bằng quá trình đấu tranh không khoan nhượng với cái ác cô đã giành được hạnh phúc vốn có của mình. Tấm là nhân vật tiêu biểu thể hiện quan niệm, triết lí: “ở hiền gặp lành” của ông cha ta. Câu chuyện về cô Tấm không chỉ đơn thuần là một truyện cổ tích dân gian, bài học đạo lý và triết lý nhân sinh có từ câu chuyện đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Minh

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *