Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn
Bài làm
Tác phẩm Tắt đèn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Ngô Tất Tố viết về đề tài thân phận của người nông dân trong xã hội xưa. Tác phẩm được viết lên qua cái nhìn đầy chất hiện thực và thông qua lăng kính cảm quan đầy tinh thần nhân đạo của nhà văn. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm này là chị Dậu – một người phụ nữ chuẩn mực theo lễ giáo phong kiến nhưng cuộc đời cũng nhiều cay đắng chính như sự cay nghiệt của chế độ phong kiến ảnh hưởng đến cuộc đời của chị.
Tác phẩm Tắt đèn cũng được xếp vào những tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán đương thời, không chỉ nêu ra được những mảng hiện thực sâu kín nhất trong xã hội, trong lòng quần chúng nhân dân mà còn phản ánh sinh động và cụ thể, có chiều sâu đời sống của con người.
Xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1936 – 1939 thật sự đen tối vô cùng. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929-1933 đã khiến cho mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa càng trở nên sâu sắc. Các nước tư bản đế quốc ra sức bóc lột các nước thuộc địa nhiều hơn nữa. Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bj chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề, đời sống của nhân dân càng ngày cành thêm bi thảm
Hoàn cảnh sống cũng như nhân cách của chị Dậu được phản ánh vô cùng rõ nét trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Gia đình nhà chị Dậu vốn khá giả, nhưng từ khi anh Dậu bị bệnh, mọi lo toan trong gia đình một tay chị Dậu phải gồng gánh, khổ cực trăm bề. Đã đói lại còn rách, đến hạn nộp sưu, phận phần của anh Dậu chị Dậu lo còn vã mồ hôi nhưng chẳng biết cái lý lẽ từ nách dời nào rơi xuống bắt nhà chị Dậu còn phải nộp cả thêm sưu của người em anh Dậu đã mất.
Không đủ tiền nộp sưu, chưa chạy vạy kịp, anh Dậu bị lôi ra đình là phạt, anh Dậu đau yếu quá không chịu nooit, bị ngất xỉu ở sân đình, sợ bị vạ lây, bọn tay sai lôi anh Dậu nhếch nhác trả lại về cho chị Dậu. Chị Dậu xót xa vô cùng, hết cách chăm sóc chồng, vừa chăm chồng vừa nghĩ cách có tiền nộp sưu, chị không thể để anh Dậu như vậy được, chị không đành lòng, chị thương anh vô cùng.
Chị Dậu thương chồng quá, nhà cũng chẳng còn gì ăn nhưng cũng kiếm được ít gạo, nấu được nồi cháo mà bưng đến chỗ chồng dịu dàng dỗ dành anh Dậu ăn. Chị thấm thía được rằng, chị thấy khổ một nhưng anh Dậu cũng đau đến mười. Vợ chồng sống với nhau nặng nghĩa nặng tình, tâm tư tình cảm của anh Dậu thế nào, chị thấu hết. Một người đàn ông lực bất tòng tâm nhìn vợ khổ, ruột gan anh Dậu cứ như muốn sôi lên sùng sục: “Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột”. Rồi chị ngồi theo dõi chồng ăn hết, để ý xem chồng ăn có ngon miệng không. Tấm lòng của người vợ ấy thật đáng quý, khiến con người ta thấy cảm động vô cùng.
Thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa thật khổ sở, thật nhiều trớ trêu. Người ta nói trời đánh còn tránh miếng ăn vậy mà bọn tay sai cai lệ lại ác với anh Dậu đến thế. Khi anh Dậu còn chưa trôi được miếng cháo thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã rầm rập tiến vào nhà anh với những roi song, tay thước, dây thừng…Chưa gì chúng đã mở miện dọa dẫm, chửi bới, mỉa mai.
Thấy cảnh tượng như vậy, chị Dậu muôn phần hoảng hốt, tất cả nguyên nhân cũng chỉ vì lo nghĩ cho chồng, thương chồng, chị không đành lòng để chồng mình bị hành hạ hơn nữa, chị lo anh Dậu sẽ không trụ nổi. Không chần chừ nghĩ ngợi, chị thiết tha nài nỉ bọn chúng: “Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”. Hết sức luồn cúi, chị xưng hô ông cháu mong sao bọn tay sai hạ hỏa mà nhẹ tay với chồng chị. Tuy nhiên, đã thành bản chất, bọn tay sai bỏ hết ngoài tai những lời van xin của chị Dậu. Chúng hung hăng lao tới cho anh Dậu, định lôi kéo anh đi. Đến nước này, đến giờ phút này thì chị Dậu thấy mình không thể và cũng không nên nín nhịn thêm nữa, còn nín nhịn, sự nguy hiểm cho anh Dậu càng thêm cao. Tức nước thì vỡ bờ, chị chủ động phản kháng lại với những tên côn đồ, bợm chạ kia: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt chị nắm ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái khiến gã kia ngã nhào ra thềm. Không còn gì để mất, giờ đây chị hiểu rằng nếu chị không ra tay, chồng chị có khi phải trả giá bằng cả tính mạng. Thực sự là tức nước vỡ bờ: “Thà ngồi tù chứ để cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu.
Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu, giờ đây đã quá sức. Chị Dậu thương chồng bằng tình thương vô cùng sâu sắc, dám đánh đổi, dám đấu tranh. Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh rằng “ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh”. Sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức. Điều đó là vô cùng cần thiết, cũng là điều đáng quý vô cùng.
Chị Dậu là một trong những nhân vật điển hình về người phụ nữ Việt Nam, thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Cuộc đời chị phải chịu nhiều cay đắng, tủi nhục nhưng “tức nước thì vỡ bờ” chị cũng biết vùng dậy để đứng lên đấu tranh chống áp bức bất công, phản kháng lại những điều phi lý mà chị phải gánh chịu.
Minh Anh