Đề bài: Phân tích Bài Bàn luận về phép học (Luận học pháp) của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
Bài làm
Trong lịch sử nước ta, giới học thuật có đủ căn cứ để xếp bốn nhân vật vào hàng Phu tử, đó là Chu Văn An (1292-1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Võ Trường Toản (1720-1792) và Nguyễn Thiếp (1723-1804). Trong bốn bậc phu tử đó, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sống thời Quang Trung – Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp sinh ngày 24-9-1723, mất ngày 6-2-1804, quê làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Hương giải (1743) ra làm quan huấn đạo, tri phủ ít lâu thì cáo về, ở ẩn trên núi Thiên Nhẫn, đọc sách, nghiên cứu lý học. Ông nổi tiếng là người đạo hạnh thanh cao, có trình độ uyên bác. Cả nước hâm mộ tôn ông là bậc thầy. Ông cũng là con người cao sĩ, sống ẩn dật. Chúa Trịnh nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung kiên nhẫn cầu hiền đến ba bốn lần, ông mới nhận lời giúp. Chúa Trịnh nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung kiên nhẫn cầu hiền đến ba bốn lần, ông mới nhận lời giúp.
Bàn luận về phép học là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếgửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1791. Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triệu Tây Sơn nhưng vì nhiều lý do nên ông chưa nhận lời. Ngày 10/7/1791, vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì có nhiều điều bài nghị. Lần này ông lòng vào Phú Xuân và dựa bàn quốc sự. Nhân lúc này, ông làm bài tấu bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết. Một là về quân đức: Mong bậc đế vương một lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài sản, bởi sự học mà có đức, hai là bài về dan tộc (lòng dân). Khẳng định “Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yếu”, Ba là bàn về học pháp (phép học). Văn bản Bàn luận về phép học chính là nội dung thứ ba của bài tấu.
Đoạn trích Bàn luận về phép học có bố cục ba phần chặt chẽ: Bàn về mục đích của việc học, bàn về cách học, tác dụng của phép học.
Phần mở đầu, Nguyễn Thiếp nêu mục đích chân chính của việc học. Tác giả sử dụng câu châm ngôn vừa dễ hiểu vừa tăng thêm sức mạnh thuyết phục: ‘Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Nhưng đạo ấy là gì? Ấy là cái đích của sự học vậy. Theo tác giả thì “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”. Đạo dạy người ta về những mối quan hệ: hẹp thì với bản thân, trong gia đình, rộng ra là ngoài xã hội. Mối quan hệ ấy trong khuôn khổ của xã hội phong kiến không nằm ngoài khái niệm “tam cương”, “ngũ thường” quen thuộc. Tóm lại, học trước hết là học đạo làm người, học để “lập đức” cho mình, để “lập công” nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội. Đó là nền tảng của “chính học”, là cơ sở của một quốc gia nước mạnh dân giàu, xã hội thái bình, thịnh trị. Cách nhìn của tác giả đoạn văn có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc (tức đất nước).
Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Đó là “lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…
Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho “chúa trọng nịnh thần”, người trên, kẻ dưới đếu thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”.
Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Sau khi phê phán những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức về việc học, Nguyễn Thiếp đã nêu ra quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học: “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học”. Nguyễn Thiếp quả là một bậc hiền tài có tầm nhìn xa trông rộng. Quan điểm hết sức tiến bộ của ông tuy nêu ra cách đây đã hai thế kỉ nhưng nó rất gần gũi với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chúng ta đang áp dụng ý tưởng sáng suốt của ông vào thực tế giáo dục.
Theo Nguyễn Thiếp, việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức có tính chất nền tảng. Và ông đưa ra các phương pháp học cụ thể.
Phương pháp thứ nhất, học tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử”.
Phương pháp thứ hai, đó là học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Với phương pháp này, Nguyễn Thiếp hướng dẫn người học một cách học đúng đắn, dễ nhớ kiến thức. Chúng ta thường mắc bệnh học nhiều, học tràn lan, nhưng cuối cùng lại không ghi nhớ được gì cả vì không biết nghĩ cho sâu, tóm cho gọn. Có như thế này thì người học mới có thể ghi nhớ được kiến thức của mình lâu và khoa học.
Phương pháp thứ ba học phải biết kết hợp với hành. Nói theo quan điểm của Phu Tử đó là “theo điều học mà làm”. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Học đi đôi với hành là cách để hiểu và ứng dụng điều học có hiệu quả, điều đó khác với việc học chay, học vẹt, học lý thuyết suông, học một cách máy móc, sáo rỗng, có thể đọc nghìn cuốn sách “chữ chứa đầy bụng” nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành “thầy dở, thợ dốt”. Vì không “học đi đôi với hành”, vì không biết “theo điều học mà làm” nên nhiều người “đua học hình thức cầu danh lợi” như La Sơn Phu Tử chê trách. Cho nên học tập phải thu nhận được kết quả thiết thực và hữu ích. Sau này, Bác Hồ trong “Thư trung thu” – 1952, cũng khẳng định:
“Mong các cháu cổ gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hoà bình”…
Ở phần cuối văn bản tiên sinh đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: “Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược “trồng người” được tiên sinh nói lên thật sáng tỏ.
Tóm lại, bằng lời tấu rất thẳng thắn và chân thành, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành cùng các phương pháp học tập đúng đắn. Những bài học mà Nguyễn Thiếp mang lại không chỉ có giá trị đối với đất nước trong xã hội phong kiến mà còn bổ íc đối với tất cả chúng ta trong mọi thời đại.