Hướng dẫn soạn văn Sự tích Hồ Gươm– Chương trình Ngữ văn lớp 6
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Sự tích Hồ Gươm sẽ mang đến cho người học hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhất cho truyện cổ tích Sự tích Hồ Gươm. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
I. Hướng dẫn tìm hiểu
Câu 1. Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần bởi vì:
– Giặc Minh đã đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước ta với sự bạo ngược và áp bức bóc lột một cách tàn nhẫn khiến nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.
– Với tinh thần yêu nước, khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra để chống lại giặc ngoại xâm nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị quân giặc đánh bại.
– Đức Long Quân thấy được những khó khăn mà nghĩa quân gặp phải nên đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Lê Lợi đã nhận được gươm thần vừa mang tính chất tình cờ ngẫu nhiên vừa mang những yếu tố thần kì:
– Lê Thận- một người đánh cá gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, trong thời gian còn làm ngư phủ đã bắt được lưỡi gươm dưới nước. Khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì lưỡi gươm phát sáng hai chữ “Thuận Thiên”. Lê Lợi cùng mọi người đều cảm thấy kì lạ nhưng không ai biết đó là báu vật.
– Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi đã nhind thấy “ánh sáng lạ” trên ngọn cây đa và đã mang chuôi gươm đó về. Đó chính là chuôi gươm nạm ngọc. Kì lạ thay khi mang thanh gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm mà Lê Lợi bắt được trên rừng thì “vừa như in”.
– Lê Thận đã dâng gươm thần Lê Lợi “Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện mang xương thịt của mình theo minh công”.
Việc mượn gươm có ý nghĩa:
– Gươm thần xuất hiện trên hai mảng không gian: lưỡi gươm được tìm thấy dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng, mang ý nghĩa việc cứu nước là sự kết hợp từ miền sông nước đến miền rừng núi, từ miền ngược đến miền xuôi trong sự thống nhất để chống lại giặc ngoại xâm.
– Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, cho thấy sự thống nhất một lòng của nhân dân ta trong việc chống lại giặc ngoại xâm.
Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn
Trả lời:
Gươm thần đã giúp cho sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn được tăng lên gấp bội. Gươm thần đã làm nên những chiến công vẻ vang, oanh liệt và mở đường cho nghĩa quân càn quét hết bóng giặc ngoại xâm, khiến cho giặc ngoại xâm bạt vía và làm tăng thêm uy thế vang dội của nghĩa quân.
Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như hế nào?
Trả lời:
Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đánh bại hoàn toàn giặc Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi vua và đất nước sống trong cảnh thái bình, thịnh trị. Nhân dịp vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.
Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra: Khi thuyền của vua đến giữa hồ, Rùa Vàng xuất hiện và lúc đó, lưỡi gươm thần đeo bên người vua động đậy. Rùa tiến đến thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân. Vua Lê trao gươm, rùa đớp lấy, lặn xuống hồ.
Câu 5. Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm.
Trả lời:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa:
– Ca ngợi cuộc khởi nghĩa vẻ vang đầy chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
– Đề cao, suy tôn tài năng của người anh hùng Lê Lợi.
– Là một cách giải thích về tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.
Câu 6.Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
Truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng: An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho sức mạnh thần kì của dân tộc, có cội rễ sâu xa trong thần thoại, trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều dân tộc tại Việt Nam. Thần Rùa được xem là là hình dung của con người về biển cả. Rùa giúp người lấy được lòng tin của trời, được trời ban cho làm chủ muôn loài.
II. Luyện tập
Theo Baivanhay.com