Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Hướng dẫn
Ngữ văn lớp 6 bài 5: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. Kiến thức cơ bản
• Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
• Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
• Trong từ nhiều nghĩa có:
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
– Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
• Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Từ nhiều nghĩa
a) Đọc bài thơ
Những cái chân
Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hàng ngày
Ba chân xòe trong lửa
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước.
(Vũ Quần Phương)
b) Bài thơ trên có năm từ chân.
c) Nghĩa từ chân trong từ điển Tiếng Việt:
• Chân một bộ phận của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (què chân; nước đến chân mới nhảy; nhắm mắt đưa chân).
• Chân con người coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong hội đồng; thiếu một chân tổ tôm).
• Một phần tử con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt (Đánh đụng một chân lợn).
• Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng tác dụng đỡ cho những bộ phận khác (chân đèn, chân giường).
• Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân núi, chân tường, chân răng).
• Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ nhiều nước phương Tây (câu thơ tiếng Pháp mười hai chân).
d) Tìm thêm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân:
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a) Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân -> chỉ phần dưới cùng của bộ phận cơ thể của đồ vật -> mối liên hệ đó chính là nguyên “nhân tạo ra sự chuyển nghĩa”s.
b) Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với nghĩa nhất định.
c) Nghĩa của từ chân trong bài thơ “Những cái chân”.
Nghĩa gốc: Riêng cái võng Trường Sơn Không chân đi khắp nước.
Nghĩa chuyển: Chân của cái gậy, chân của cái kiềng, chân của cái bàn, chân của chiếc compa.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Câu 2. Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận của cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.
Câu 3. Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ.
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
Cái cưa (danh từ) → cưa gỗ (động từ)
Cái bào (danh từ) → bào gỗ (động từ)
Cái sàng (danh từ) -> sàng gạo (động từ)
Cái quạt (danh từ) → quạt lúa (động từ)
b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
Gánh củi -> một gánh củi
Nắm tay lại -> một nắm tay
Gói xôi đi -> một gói xôi
Bó gọn lại -> năm bó rau
Câu 4. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nghĩa của từ
Thông thường khi nói đến ăn uống hoặc cảm giác về ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: Đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng. Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.
Nhưng cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: Suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang theo. Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.
(Theo Hoàng Dĩ Đình)
a) Trong đoạn văn trên tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:
+ Nghĩa gốc: Bụng được dùng với nghĩa là bộ phận của cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.
+ Nghĩa chuyển: Là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung.
b) Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp:
+ Ăn cho ấm bụng -> nghĩa gốc từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.
+ Anh ấy tốt bụng -> nghĩa chuyển, từ bụng biểu tượng cho tấm lòng của anh ấy.
+ Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc -> nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể.
Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Sọ Dừa
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 5: Lời văn, đoạn văn tự sự
Theo Baivanhay.com