Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Hướng dẫn

Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Viết bài tập làm văn số 1

Một số bài văn tham khảo

Đề 1: Đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

Chào các cô cậu học trò lớp 6! Các cô cậu có biết ta là ai không? Ta là Sơn Tinh thần núi Tản Viên đây! Còn bên cạnh ta! Các cô cậu hãy ngắm nhìn nàng thật đẹp phải không? Nàng chính là Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng không chỉ đẹp người mà còn rất đẹp nết. Để cưới được nàng ta phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời. Các cô cậu có muốn nghe về cuộc giao tranh ấy không? Hãy lặng im ta kể cho nghe nhé. Lúc bấy giờ ta đang ở núi Tản Viên, nghe tin vua Hùng kén rể, ta lập tức đến ngay. Thế nhưng cùng đến một lúc với ta còn có Thuỷ Tinh người ở miền biển tài năng cũng không kém. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Vua Hùng ưng ý cả ta và Thuỷ Tinh nhưng con gái yêu của nhà vua thì chỉ có một. Vua không biết gả cho ai bèn mời bộ lạc vào bàn bạc, xong nhà vua phán:

– Sáng mai ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa. Ta và Thuỷ Tinh cùng đồng thanh tâu:

– Bẩm đức vua, sính lễ cần sắm những gì? Vua bảo:

– Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Nghe xong ta mừng quá bởi sính lễ toàn là những sản vật ở núi rừng, ta không đến nỗi khó kiếm. Sáng hôm sau mới tinh mơ ta đã có mặt. Vua Hùng đồng ý cho ta rước nàng Mị Nương xinh đẹp về núi Tản. Kiệu hoa mới được nửa đường, bỗng đâu dông bão, mưa gió ở đâu ầm ầm kéo đến. Quay đầu nhìn lại ta thấy Thuỷ Tinh đang đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp nàng Mị Nương của ta. Khắp nơi rung chuyển, nước dâng lên cuồn cuộn ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, cả thành Phong Châu. Ta không hề nao núng, hoá phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dông lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu, cứ thế ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ. Thế nhưng, vẫn chưa hết đâu nhé. Thuỷ Tinh vẫn không quên nỗi đau, hàng năm lại dâng nước lên để đánh ta, và năm nào Thuỷ Tinh cũng bại trận. Các cô cậu chú ý mỗi lần mưa gió đùng đùng là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau đấy.

Xem thêm:  Dàn ý kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân

Đề 2: Đóng vai Lạc Long Quân kể lại câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên”.

Các con yêu quý của ta, bấy lâu nay ta bận quá không lên thăm các con được. Các con còn nhớ ta không? Còn nhớ tổ tiên nguồn gốc của mình không đấy? Thôi để ta kể cho các con nghe một lần nữa, và hãy nhớ cho thật kĩ đừng bao giờ quên nữa nhé.

Tổ tiên của chúng ta vốn ở miền đất Lạc Việt, thuộc nòi rồng. Ta là con trai của thần Long Nữ vì vậy ta có rất nhiều phép lạ và một sức khoẻ vô địch. Lúc bấy giờ có rất nhiều bọn yêu quái và bọn Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh làm hại dân lành, ta đã tiêu trừ bọn chúng giúp dân lành, và dạy cho họ cách trồng trọt chăn nuôi. Nhưng ta vẫn thích sống ở thuỷ cung hơn là ở trên cạn.

Ta gặp Mẹ Âu Cơ của các con trong một trường hợp rất đặc biệt. Lúc mẹ đến thăm vùng đất Lạc vì nghe tiếng vùng này có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Mẹ con vốn là người vùng núi cao ở phương Bắc thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Ta đã bị mẹ con chinh phục ngay trong buổi đầu gặp gỡ ấy, rồi thành vợ thành chồng sống ở cung điện Long Trang. Các con được sinh ra không phải như bình thường mà trong một cái bọc gồm có trăm trứng. Rồi trăm trứng nở thành trăm người con, đứa nào cũng hồng hào, khôi ngô, tuấn tú và khoẻ mạnh như ta. Ta vô cùng sung sướng mãn nguyện ngắm nhìn và sống cùng các con và Âu Cơ xinh đẹp của ta. Thế nhưng các con biết rồi đấy, ta vốn quen ở nước không thể sống mãi ở trên cạn, cho nên ta phải đành tạm biệt Âu Cơ và các con trở về thuỷ cung để lại mẹ các con sống trong buồn tủi thương nhớ, chờ mong. Mẹ các con đã gọi ta lên mà than thở trách móc:

– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con.

Thật ra không phải như vậy. Ta và mẹ các con vốn khác về nòi giống. Kẻ ở núi người ở biển, tính tình tập quán cũng khác nhau cho nên không thể ăn ở cùng nhau lâu dài. Vì vậy ta quyết định đưa năm mươi con xuống biển làm ăn sinh sống, còn mẹ các con đưa năm mươi con lên núi chia nhau cai quản các phương. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn. Anh cả của các con theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, có đầy đủ bá quan văn võ hùng mạnh và quy định luật lệ cha chết thì truyền ngôi cho con đến mãi về sau.

Các con, nghe rõ lời ta kể chưa. Như vậy tất cả các con đều là anh em một nhà đấy nhé. Đều là dòng dõi Rồng, Tiên cao quý. Các con phải biết sống xứng đáng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau các con nhé. Ta đi đây. Hẹn năm trăm năm sau ta sẽ trở lại thăm các con.

Đề 3. Đóng vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy

Đố các bạn biết ta là ai?

Ta là Lang Liêu đây, con trai của Hùng Vương. Hẳn các bạn còn nhớ ta và chiếc bánh chưng, bánh giầy kì diệu phải không nào? Các bạn có biết vì sao ta lại làm ra được hai loại bánh đó không? Đó là cả một câu chuyện dài.

Vua cha ta sau khi đã dẹp yên giặc giã, nhân dân đã được ấm no. Thấy mình tuổi cao sức yếu ông muốn truyền ngôi lại cho con, nhưng ông có tới hai mươi người con trai ông không biết nên truyền ngôi cho ai. Và vua cha đã nghĩ ra một phương cách lựa chọn vô cùng sáng suốt. Nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho, mà không phân biệt con trưởng hay con thứ.

Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên.

Xem thêm:  Soạn bài quan sát, tượng tượng, so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả

Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo:

– Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng – lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân – dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm – làm thành loại bánh – nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn – Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì?

Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương.

Tất cả mọi người và các quan cận thần ai cũng tấm tắc khen bánh ngon. Bánh của ta còn được vua cha đặt cho cái tên rất ý nghĩa. Vua cha lý giải:

– Bánh hình tròn là tượng Trời đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất đặt tên là bánh chưng.

Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm.

Các bạn nhỏ, và mọi người đừng quên làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp tết đến xuân về đấy nhé. Hãy biết quý trọng và nâng niu hạt gạo làm ra, bởi đây là hạt ngọc của đất trời.

Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *