Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.

Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.

Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.

Hướng dẫn

Dân tộc ta có truyền thống tốt đẹp là tôn sự trọng đạo. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, đề cao vai trò của người thầy: Tiên học lễ, hậu học văn; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…, Không thầy đố mày làm nên.

Bên cạnh việc răn dạy con cháu là: Không thầy đốmày làm nên, ông cha ta cũng dạy rằng: Học thầy không tày học bạn.

Nếu mới đọc qua, có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quanđiểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy cò cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người, người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

Xem thêm:  Soạn bài bàn về đọc sách

Thầy giỏi, hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là một phần nhận xét thiên lệch.

Vai trò người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ởđây, mục đích của người xưa là muốn nhấn mạnh đến tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mỗi người. Dân gian đã dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh. Kiến thức thầy giảng trên lớp có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đã đóng vai trò của người thầy dù trong chốc lát.

Thực tế cho thấy, bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều đều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cùng trang lứa tạo ra sự thông cảm, gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thực sự thì mới có tâm thế trong sáng nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái độ tự ti, dấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữuích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau đểphản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ởthầy, học ở bạn, học trong sách vở và học ở đời sống thực tế hàng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn học tập. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gia nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

DÀN Ý

1. Mở bài

– Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo.

– Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều rất quan trọng.

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa

Câu tục ngữ: “Không thầy đố màylàm nên”

– Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

– Thầy dạy học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

* Lấy dẫn chứng trong thực tế học tập và đời sống của em đểchứng minh.

Câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”

– Không tày: không bằng. Học thầy không tày học bạn ý nói là: học hỏi bạn bè là đều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là giao tiếp với bạn bè.

– Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi với bạn bè về những điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết để nắm vững thêm, hiểu sâu thêm. Bạn tốt giúp đỡ tận tình thì cũng có vai trò quan trọng đối với sự tiến bộ của mỗi người trong học tập, trong đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

– Hai câu tục ngữ trên khẳng định: cả thầy và bạn đều quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh. Hai câu bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học: Học thầy, học bạn đều cần thiết và quan trọng.

3. Kết bài

– Muốn học sinh giỏi thì tốt nhất là học thầy, học bạn, học trong sách vở, học ở thực tế đời sống xung quanh.

– Phải tôn trọng, kính yêu thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè đểtrở thành con ngoan, trò giỏi, công dân hữu ích cho xã hội.

Theo Baivanhay.com

Check Also

1586828911 38 cuuheight990 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *