Em hãy lập dàn ý bài: Phân tích mối quan hệ kế thừa phát triển giữa Kẻ sĩ hiện đại và người Nho sĩ truyền thống.
A, Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận:
Mối quan hệ kế thừa phát triển giữa Kẻ sĩ hiện đại và người Nho sĩ truyền thống.
Kẻ sĩ – trí thức là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hóa, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế mà ta nên xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần thiết, giúp các – “kẻ sĩ hiện đại” – có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của mình.
B, Thân bài:
-Giải thích:
“Nho sĩ truyền thống” và “kẻ sĩ hiện đại” là khái niệm được dùng để chỉ đối tượng trí thức trong xã hội ở những thời đại lịch sử khác nhau.
+“Nho sĩ” là tên gọi cho tầng lớp trí thức sống trong chế độ phong kiến, chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Có thể nói những giá trị làm nên bản sắc của Nho sĩ được gói trọn trong ba khái niệm: tu thân, xử thế và chữ nhân.
+“Kẻ sĩ hiện đại” được hiểu là tầng lớp trí thức của xã hội Việt Nam thời hiện đại, thời nay.
-Dẫn chứng cụ thể về “Nho sĩ truyền thống’ Như chúng ta đã biết, nhà nước phong kiến sở dĩ duy trì được lâu dài trong lịch sử là vì các triều đình đã tạo dựng uy quyền trên nền tảng của hai yếu tố: đó là kỉ cương nghiêm ngặt và sự trọng dụng hiền tài.
+Thời phong kiến, tầng lớp Nho sĩ được coi là tinh hoa của xã hội, là nguyên khí quốc gia. Đối với họ thì các tố chất như kỉ cương và tài đức là vô cùng quan trọng. Nho sĩ được hiểu chính là người quân tử trên thờ trời đất, thờ vua ; dưới thờ cha mẹ ; trong thương yêu anh em, vợ con ; ngoài tín nghĩa với bạn bè, làng xóm.
Nhà Nho tôn thờ Trời nên làm bất cứ việc gì họ cũng phải cân nhắc có hợp đạo Trời hay không. Đạo Trời ở đây là những quy luật khách quan của vũ trụ mà con +Nhà Nho đặt lòng trung thành với vua lên hàng đầu vì theo quan niệm Nho giáo thì vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời hành đạo.
“Trung quân ái quốc’ còn được xem là một lý tưởng cao quý của tầng lớp Nho sĩ, dù là trong bất cứ tình huống nào, lúc thuận cũng như lúc nghịch, lúc hưng cũng như lúc phế.
+Các nhà Nho ngày xưa đề cao đạo hiếu. Trên thì trung với nhà vua, dưới thì phải hiếu thảo với cha mẹ.
+Có thể do sống trong thời đại phong kiến, chịu sự chi phổi của hệ tư tưởng văn hóa phong kiến nên nho sĩ truyền thống có những đặc điểm riêng tạo thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó được xem là lối sống khép mình vào lễ nghĩa, là sự tu dưỡng công phu, trở thành mẫu mực trong mọi quan hệ xã hội, rèn khả năng kiềm chế, nghiêm khắc với mình (tu thân). Trong lối xử thế, “Nho sĩ truyền thống” chú trọng đề cao lối sống theo đạo lí và bằng cách đó khẳng định nhân cách của mình.
+Các nhà Nho xưa thì ngày đêm quan tâm lo lắng cho việc dân và việc nước. Trong thời loạn, họ sẵn sàng xả thân phò vua đánh giặc. Trong thời bình, họ giúp vua xây dựng giang sơn gấm vóc với tinh thần: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ).
+Các nhà Nho xưa luôn luôn đề cao phương châm sống vì ý nghĩa của nó giống với đạo lí mà họ tiếp thu được từ chốn cửa Khổng sân Trình, từ sách vở của thánh hiền, Vì vậy, những ai được coi là “kẻ sĩ” đều có phẩm chất, tiết tháo của người quân tử: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (Giàu sang không thể mua chuộc, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục).
>>>Có thể nói kẻ sĩ sống trong đời chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại sợ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?
>>>Lí tưởng chung của kẻ sĩ chính là việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kẻ sĩ coi trọng năm đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Nhân để thành người tốt.
-“Kẻ sĩ hiện đại” đã không ngừng học hỏi kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp của Nho sĩ ngày xưa.
+Họ chính là tầng lớp trí thức được giáo dục và đào tạo theo đường rối xã hội chủ nghĩa và lí tưởng cách mạng của Đảng, của Bác Hồ. Họ đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội.
+Có trình độ hiểu biết và nắm vững khoa học kĩ thuật, các trí thức đã đem hết nhiệt tình, khả năng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh, hiện đại. Họ mạnh dạn xóa bỏ cái cũ lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ.
+ “kẻ sĩ hiện đại” ngày nay không ngừng phát huy cái dũng của kẻ sĩ đó là tinh thần dám nghĩ dám làm và thái độ thắng không kiêu, bại không nản trong học tập, trong làm việcc“Khoa học đi đôi với dũng khí”
C, Kết bài:
-Khẳng định lại trong thời đại bày xưa cũng như nay nếu như muốn ngẩng cao đầu tự tin vững bước, tầng lớp “kẻ sĩ hiện đại” cần phải nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách nghiêm túc để thấy rõ mặt yếu cần khắc phục, mặt mạnh cần phát huy.
-Phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của “kẻ sĩ Việt Nam” chân chính.
-Người Nho sĩ ngày xưa, “kẻ sĩ hiện đại” hôm nay, tuy tên gọi có khác nhau đó nhưng cái gốc của tài đức vẫn giống nhau. Hãy biết học tập và phát huy hết mình cho bản thân, đất nuosc phải triển hơn.