Cô tô ngữ văn 6
Hướng dẫn
I. ĐỀ LUYỆN TẬP .
Đề 1. Đọc diễn cảm bài kí “Cô Tô” của Nguyễn Tuân rồi chép lại một số câu văn, đoạn văn có hình ảnh so sánh độc đáo.
Đề 2. Cảm nhận của em về cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân sau cơn bão qua bài kí “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
Đề 3. “Cô Tô” là bài kí đầy chất thơ của Nguyễn Tuân. Cảm nhận của em về vẻ đẹp kì diệu của biển qua cách viết tài hoa của tác giả.
II. BÀI VĂN TỰ LUẬN
Đề 1. Đọc diễn cảm bài kí “Cô Tô” của Nguyễn Tuân rồi chép lại một số câu văn, đoạn văn có hình ảnh so sánh độc đáo.
Đọc bài kí “Cô Tô” của nhà văn Nguyền Tuân, em rất thích một số câu văn, đoạn văn tả cảnh biển, cuộc sống con người qua hình ảnh so sánh độc đáo.
Đây là cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân thuộc quần đảo Cô Tô, Chân trời, ngấn bể, mặt trời được so sánh bằng những hình ảnh so sánh độc đáo:
“Sau cơn bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời như lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quá trứng thiên nhiên đày đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ, đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằngcả một cái chân trời màu ngọc trai nước hiển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trongbình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển Đông”.
Cảnh sinh hoạt nơi cái giếng nước ngọt trên đảo được so sánh một cách ý vị, đậm đà:
“Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoại của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trời đất liền”
Và người phụ nữ, người vợ, người mẹ trên đảo được so sánh làm nổi bật vẻ đẹp tần tảo, đôn hậu đáng yêu:
“Trông chị Chân Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâmnhư cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.
Đề 2. Cảm nhận của em về cảnh bình minh tráng lệ trên đảo Thanh Luân sau cơn bão qua bài kí “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
Sinh thời, Nguyên Tuân “đi” nhiều; nơi nào có danh lam thắng cảnh là ông đến thăm thú. Đỉnh Lũng Cú ở Hà Giang. Con sông tuyến Hiền Lương. Nắng và gió miền Trung. Cây đước Cà Mau. Con sông Đà ở Tây Bắc, v.v… Ông tả rạng đông trên đảo Cô Tô với nhiều thi vị và cảm hứng thiên nhiên trữ tình.
Trước hết, ta nghe ông nói về hoàng hôn ở Vân Hải “đúng là một lẵng hoa nổi bềnh trên sóng biển mẹ hiền”. Khoảnh khắc ấy thấy được “Núi gần núi xa, đảo gần đảo xa rủ nhau cùng xuống màu” trên Hạ Long thần tiên. Có xem hoàng hôn trên hải đảo, rồi mới thấy hết cái đẹp của rạng đông trên Cô Tô. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ 4 giờ sáng để đi đón ông mặt trời mọc. Chân trời, ngấn bể sau trận bão “sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Mặt trời “nhú lên dần dần”. Mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mặt trời rạng đông như một “quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọctrai nước biểnhửnghồng”. Mặt trời mọc mỗi sáng trên Cô Tô là quà tặng Tạo hóa cho bà con dân đảo, vì hạnh phúc của con người. Mặt Trời, nguồn sáng, nguồn sống và niềm vui “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừngcho sự trườngthọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển Đông”.Đó là cảm hứng vũ trụ hòa quyện với cảm hứng nhân văn được thể hiện bằng bút pháp tài hoa.
Đề 3. “Cô Tô” là bài kí đầy chất thơ của Nguyễn Tuân. Cảm nhận của em về vẻ đẹp kì diệu của biển qua cách viết tài hoa của tác giả.
Văn có hay, có đẹp mới được gọi là trang hoa, tờ hoa. Bài tùy bút “Cô Tô” của Nguyễn Tuân đích thực là trang hoa, tờ hoa vậy. Bài tùy bút dài trên 6.000 chữ, người đọc cảm thấy mình được di du lịch đến Cô Tô, được nhà văn chỉ cho biết bao cái lạ, cái đẹp. Cảnh biển và rạng đông trên đảo Cô Tô đẹp tuyệt vời.
Cô Tô là một quần đảo có “sáu trăm hòn đảo dư” thuộc vịnh Bắc Bộ. Sau trận bão, bầu trời Cô Tô “trong sang”núi đáo “xanh mượt”, nước biển “lam biếc đậm đà”. Cát, bãi cát “vàng giòn” tinh khôi. Nhà văn cho biết, người đến thăm đảo Cô Tô cảm thấy “yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”, nghĩa là yêu thương quý mến Cô Tô như nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Với tình yêu biển, say biển, Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ đẹp nước biển Cô Tô. Với óc tuởng tượng đầy mĩ cảm, ông đã tung ra hàng loạt ẩn dụ, so sánh nói về sắc nước, sắc biển. Nhìn biển, nhà văn thốt lên: “Sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy”? Ông thầm hỏi mình: Xanh như lá chuối non, như lá chuối già? Xanh như cốm vòngmùa thu? Xanh như màn áo Kim Trọng? Xanh như vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con song GiangChâu? Xanh như một trang sử cổ việt lên thân tre? Xanh cái màu xanh ngọc bích? Xanhnhư một niềm hi vọng trên cửa bể?… Qua đó, ta càng thấy rõ Nguyễn Tuân là nhà văn rất uyên bác, tài hoa, độc đáo, có một vốn sống và một kho từ ngữ rất giàu có,sáng tạo! Có bao nhiêu so sánh là có bấy nhiêu phát hiện và yêu thương: yêu “sự sốnggiàuđẹp của quần đảo”.
III. BÀI ĐỌC THAM KHẢO
Giới thiệu, miêu tả hương vị và cảnh sắc thiên nhiên, đất nước
1. Hồ Ba Bể
Ai chưa một lần đến hồ Ba Bể thì thực đáng tiếc. Toàn bộ vùng hồ nằm giữa bốn bề vách đá. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ gồm nhiều ngọn núi cao, khuất khúc chia hồ thành ba phần liền nhau, gọi là: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù. Hồ Ba Bể ở trên độ cao 1.200 mét so với mực nước biển. Nơi đây còn có 2 hồ nữa là Bể Trâu và Bể Nạn. Vậy cớ sao không gọi là Ngũ Hồ? Hay là người xưa sợ nhầm với Ngũ Hồ của Trung Quốc chăng?
Cảnh vật nơi này cực kì diễm lệ. Vì mến cảnh, cổ nhân đã khắc lên bia đá: “Lạ thay, núi mà nổi danh nhờ bể. Bể mà kiếm dược củi. Núi mà đánh được cá. Tạo vật thật khéo đặt bày để dành cho khách du quan”.
Ở hồ Ba Bể, mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim cho đến từng loài thủy mộc đều gần với một sự tích, một huyền thoại li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Xung quanh hồ còn biết bao cảnh lạ khác như động Puông, núi Cửa Trời, thác Đầu Đẳng và con sông Năng mềm mại nhu mái tóc nàng tiên. Hồ Ba Bể không nhũng chỉ đẹp mà còn rất giàu nữa, có cả mỏ vàng, mó đá quý và nhiều loại sản vật khác. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ”.Nếu ai chưa tin điều đó xin hãy lên Ba Bể một lần.
Dương Thuần
(Trích báo Nhi đồng – 1996)
Nhungbaivanhay