Đề bài: Anh chị hãy cho biết quan điểm của mình về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
Trong dân gian ta từ xưa đã có những câu nói ca ngợi sâu sắc công ơn của người thầy, là người tuyệt vời mang đến cho ta kiến thức, nhưng sự học là mênh mông, kiến thức sẽ mở rộng ra ngoài, ta sẽ tìm được những bài học tuyệt vời từ những người bạn, học hỏi nhiều nơi, nhiều người, mọi nơi mọi phương diện để có được cái nhìn bao quát, tạo cho khối kiến thức của mình thêm vững chắc. Điều đấy thể hiện rõ thông qua hai câu nói “Không thầy đố mày làm nên”, “học thầy không tày học bạn” đúng mãi của thời đại.
Sự học của chúng ta được bắt nguồn từ khi ta bước sang cái tuổi lớp vỡ lòng, được bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời, nơi đây ghi dấu cho sự trưởng thành của ta, là nơi ta thu nhận, lĩnh hội những kiến thức, nâng cao cái trải nghiệm sống, sự trải nghiệm về thực tiễn,…Trong môi trường này, ta sẽ được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức, chủ đạo nhất là qua lời thầy giảng, những bài học để dễ hiểu hơn, giúp ta giải đáp thắc mắc, người thầy làm nhiệm vụ to lớn truyền những kinh nghiệm, bài học to lớn, những kiến thức về bài học và thiết thực liên hệ với cuộc sống.
Vậy thử hỏi sao ta không hoàn toàn thán phục họ như câu ca dao kia đã cất lời- là truyền thống tôn sư trọng đạo của người xưa đúc rút, vẫn vang vọng đến thế hệ sau, cả một xã hội luôn quan tâm đến học hành. Câu thơ cất lên như lời nhắc nhở phải biết quý trọng người thầy đã không quản khó khăn, ngày ngày tìm hiểu kiến thức mới, rèn cho ta tỉ mỉ đến từng nét chữ, sửa cho ta những bài toán sai, dạy ta cách đọc từng bài văn, câu thơ,… Rồi qua ngày tháng ta gặp càng nhiều người thầy, dần dà thuận theo đó ta cũng lớn lên, lượng vật chất tinh thần đến với ta ngày càng nhiều, ta càng lĩnh hội được nhiều càng mở mang đầu óc. Vậy họ xứng đáng để ta phải tôn thờ sau cha mẹ của mình- tuy không cho ta hình hài, sự dưỡng dục, tình cảm thân thiết như bố mẹ, nhưng họ đã làm nên kì tích dắt dìu ta đến bến bờ của tri thức nhân loại.
Bên cạnh đó, nhiều thầy cô là những chuyên gia tâm lý bất đắc dĩ cho tâm lý tuổi teen, dễ lắng nghe, chia sẻ với trò, thậm chí còn cưu mang cho trò vượt qua những khó khăn để tiếp tục chặng đường thành người mà không đòi hỏi điều gì. Người thầy người cô ngày nay, mang trong mình những sự cải tiến ảnh hưởng trong nền giáo dục mới khác xa thế hệ cũ, từ học gò bó theo một người thầy, theo lượng kiến thức người đó truyền từng nào, biết từng ấy, thì giờ đây đã khuyến khích học sinh tự nghiên cứu các kiến thức, thông qua sự chỉ dẫn của các cô, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc trên tinh thần suy nghĩ chủ động, tích cực, học viên ngày nay cũng đã biến đổi nhiều, họ cũng phải biết hăng hái tiếp thu, rèn luyện ở nhà, tìm hiểu kiến thức, để nêu ý kiến cá nhân,…bằng mọi nguồn kiến thức, dường như hoàn toàn tự quyết định con đường phát triển của mình, Một người thầy định hướng giỏi, thông thạo sẽ luôn được học trò theo học, cùng với đó trò giỏi, trò ngoan, có năng lực, hăng tìm hiểu, bổ sung thì thầy nào cũng thích dậy, diện mạo giáo dục sẽ đi lên, nhất là trong lĩnh vực học cái nghề cái nghiệp. Tất cả thầy cô đến trong sự học của mỗi con người, đều là những người đáng kính trọng, vì kiến thức họ đem đến giúp ích cho ta xây nên những nền móng vững chắc, bồi đắp kiến thức từng ngày của ta cũng nhờ một phần có họ… Vậy nên mới nói bổn phận dành cho người hiếu học có nhân cách tốt là phải “biết ơn thầy, yêu thầy” điều nhỏ ấy phải được làm bằng chính cái tâm trí của mình, cái sự chân thành của bản thân.
Và dẫu vẫn biết rằng “học thầy” là việc cần thiết nhất đời của người học, nhưng nó vẫn chưa đủ để ta có một sự toàn diện trong nhận thức, vì bể học là bất tận, không ai hoàn hảo cả, người này sẽ phải trao đổi kiến thức cho người kia, nhiều hình thức học từ thực tiễn, từ chính kinh nghiệm, từ những bài học cuộc sống mới giúp ta trở nên cứng cáp hơn cả về nhân cách và trí tuệ.Không gì khác chính là từ gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng. Vậy tác giả dân gian mới sáng tạo thêm một câu nói tuyệt vời nữa “Học thầy không tày học bạn”- phải học thêm từ chính bạn bè ta, những kiến thức xung quanh là nguồn kiến thức bổ ích ấy, học từ bạn cách nghe giảng, học từ bạn cách học chăm chỉ, học từ bạn những kiến thức mà trên lớp chưa được nghe thầy giảng, …
Chứ cái nghệ sĩ nhân dân sử dụng trong câu này “chữ tày” khá lạ nhưng nó mang nghĩa là chữ bằng, ở đây không hề có ý coi nhẹ sự giảng dạy, coi nhẹ kiến thức của thầy cô, mà có thể có những việc thầy cô sẽ không giảng hết, mà ta vướng mắc, bạn bè là để trao đổi chia se, thân tình vậy càng giúp ta có nâng cao kiến thức mà không mất gì cả, không khó khăn để gặp gỡ như thầy cô, cùng lứa tuổi, Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề.
Vì chúng ta đang còn là học sinh, là thế hệ trẻ vậy thì làm sao sống mà thiếu kiến thức, để cho tài năng thui chột, không rèn luyện. Chỉ có cách phải kiên trì nghe thầy cô giảng, rồi tiếp thu, rồi sẵn sàng hỏi đáp vướng mắc, không dấu dốt nếu như hỏi thầy cô chưa bằng lòng được thì ta có thể hỏi bạn, hỏi người thân để được hiểu vấn đề có thể đơn giản hơn, học tập phải đi đôi với làm, học mọi lúc mọi nơi, tương tự làm việc cũng vậy như kinh nghiệm để ta hoàn thiện mình để tạo bàn đạp cho tương lai.
Có thể nói, ta luôn phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ ta tạo nên nét đẹp, phát huy truyền thống lâu đời của dân tộc, và bên cạnh đó phải không ngừng tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, bạn bè cùng lứa tuổi, biết chọn bạn mà chơi, vì bạn sẽ chia sẻ cho ta không những kiến thức, cho ta khoảng thời gian khó quên, cho ta vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống, Và là thông điệp hoàn hảo nhất trong hai câu tục ngữ dân gian xưa,không thể không nói sự cân bằng giữa “học thầy”, “học bạn” tùy theo mục đích bản thân, sẽ giúp bạn dễ dàng đạt thành tích học tập hiệu quả cao, góp phần đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.