Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Cây tre Việt Nam

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Cây tre Việt Nam

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Cây tre Việt Nam

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Cây tre Việt Nam

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Cây tre Việt Nam dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả. Thép Mới (1925 – 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ở Thành phố Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

• Tác phẩm

– Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

– Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

– Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hoá, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Nêu đại ý của bài, tìm bố cục của bài và nêu ý chính

của mỗi đoạn.

+ Đại ý của bài: Bài Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết lâu đời giữa cây tre và con người Việt Nam trong mọi phương diện của đời sống. Cây tre còn là tượng trưng cho con người Việt Nam: Bất khuất, thuỷ chung, ngay thẳng.

Xem thêm:  Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học

+ Bố cục: Chia làm bốn phần:

– Phần một (từ đầu đến trùm mát rượi): Sự hiện diện của tre và phẩm chất thanh quý của tre.

– Phần hai (tiếp đến có nhau chung thuỷ): Sự gắn bó khăng khít giữa tre và con người trong đời sống con người.

– Phần ba (tiếp đến anh hùng chiến đấu): Tre chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.

– Phần bốn (còn lại): Tre người bạn muôn đời của dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre đối với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày. Giá trị của biện pháp nhân hoá được sử dụng?

* Những chi tiết thể hiện sự gắn bó giữa tre và người:

– Tre là người bạn thân thiết chở che cho con người: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.

– Tre là cánh tay của người nông dân: Tre giúp người trăm công nghìn việc, tre vẫn phải vất vả mãi với người.

– Tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ: Que chuyền đánh chắt bằng tre.

– Tre là nguồn vui của tuổi già: Chiếc điếu cày tre khoan khoái.

– Tre gắn bó với đời người từ khi sinh ra đến khi chết: Thuở lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, khi nhắm mắt nằm trên chiếc giường tre.

– Tre cùng con người đánh giặc: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre giữ làng giữ nước.

= Tre gắn bó, khăng khít với con người trên nhiều phương diện từ đời sống vật chất, đến đời sống tinh thần, từ ngàn xưa cho đến

muôn đời mai sau, tre là người bạn không thể thiếu được của con người Việt Nam.

Xem thêm:  Hãy tả lại hình ảnh ông Tiên trong truyện cổ tích theo sự tưởng tượng của em

* Phép nhân hoá:

– Những câu văn có sử dụng phép nhân hoá

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản.

+ Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre là người nhà.

+ Tre uốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà đánh giặc.

+ Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre hi sinh để bảo vệ con người.

+ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu.

– Tác dụng:

Làm cho cây tre bình dị trở nên thân thuộc, thiêng liêng, gắn bó giống như con người, và đưa đến cho người đọc nhiều cảm nhận mới mẻ.

Câu 3. Ở đoạn kết tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đã đi vào công nghiệp hoá?

– Tác giả khẳng định: Trong tương lai khi đất nước đã công nghiệp hoá thì tre xanh vẫn là bóng mát, vẫn là khúc nhạc tâm tình, càng tươi “Cổng chào thắng lợi”.

– Tre gắn bó trường tồn bất diệt với con người Việt Nam, luôn là vị trí số một trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đất nước càng hiện đại hoá, tiếng sáo diều tre càng bay bổng.

Câu 4. Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

+ Những phẩm chất của cây tre:

– Tre vừa giản dị mộc mạc, vừa thanh cao chí khí.

– Tre âu yếm chở che cho con người, làng, bản, xóm, thôn.

– Tre người bạn chung thuỷ với mọi lứa tuổi.

– Tre chia sẻ ngọt bùi cay đắng cùng người.

– Tre là vũ khí chiến đấu với kẻ thù.

– Tre làm cho đời sống sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của con người trở nên phong phú.

+ Với tất cả những phẩm chất trên của tre ta có thể nói rằng tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm bất khuất, là biểu tượng cho văn hoá Việt Nam.

Xem thêm:  Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Ngữ Văn 10 tập 1

III. Hướng dẫn luyện tập.

Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói về cây tre.

– Tục ngữ nói về cây tre: Tre già măng mọc, bắn bụi tre, đè bụi hóp – Ca dao nói về tre:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng

Đan sàng, thiếp cũng xin nâng

Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng.

Gió đập cành tre, gió đánh cành tre

Con thuyền anh vẫn le te đợi nàng

Gió đập cành bàng, gió đánh cành bàng

Dừng chân anh hát cô nàng hãy nghe.

– Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt.

– Một số bài thơ:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Tế Hanh)

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc.

(Trần Đăng Khoa)

IV. Tư liệu tham khảo

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện ở trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo phong phú, hai là nhạc điệu đặc biệt của câu. Về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp… còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu nỉ non thủ thỉ câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào… Lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 26: Câu trần thuật đơn

Theo Baivanhay.com

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *