Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Em hãy kể lại buổi thi đọc thơ, ngâm thơ và kể chuyện diễn cảm của các bạn trường em

Em hãy kể lại buổi thi đọc thơ, ngâm thơ và kể chuyện diễn cảm của các bạn trường em

Em hãy kể lại buổi thi đọc thơ, ngâm thơ và kể chuyện diễn cảm của các bạn trường em

Gợi ý

DÀN Ý

A. MỞ BÀI

Xác định thời gian: không gian và công việc tiến hành.

+ Bắt đầu từ chiều sớm cho đến đêm.

+ Dựng trại để đón đêm văn nghệ mừng ngày sinh nhật Đoàn.

B. THÂN BÀI

1. Chiều xuống:

+ Cảnh mặt trời khuất sau rặng cây.

– Mảnh trăng cuối tháng lơ lửng treo.

+ Không khí:

+ Hội trường chật ních người.

+ Áo quần màu sắc sặc sỡ.

+ Mùi hoa thơm ngát.

+ Tấm màn nhung còn che kín.

2. Bắt đầu biểu diễn:

+ Thầy Hòa giới thiệu chương trình.

– Thầy nở nụ cười rạng rỡ.

+ Tiết mục thứ nhất:

– Nhừng trò hóa trang.

– Lần lượt các lớp ra trình diễn.

– Đáng lưu ý là việc đóng vai thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh của các anh chị lớp trên.

3. Những tiết mục đơn ca:

+ Những bài dân ca trữ tình:

– Giọng hát mượt mà.

+ Cảm giác của em: say mê và xúc động.

– Quần áo hóa trang là áo tứ thân, khăn mỏ quạ.

+ Phần sau dành cho nhạc nước ngoài: Các bạn ở lớp Anh văn ca những bài có sức cuốn hút.

4. Sự kiện bất ngờ:

+ Điện cúp.

+ Ánh lửa trại bập bùng. Sinh hoạt chuyển đổi nhưng cũng rất vui.

+ Những trò chơi và tiếng hát vẫn tiếp tục ở các trại.

C. KẾT BÀI

+ Thức suốt đêm vui và trời chuyển về sáng.

+ Thiếp đi và mang những dư âm ngọt ngào của đêm vui vào trong giấc ngủ.

BÀI LÀM

Buổi tối thứ năm tuần trước, tôi được mẹ dẫn tới Nhà Văn hóa thị xã để xem các bạn nhỏ ở trường tôi đọc thơ, ngâm thơ và kể chuyện.

Chưa bảy giờ mà cả phòng đã đông nghẹt những người là người, phải vất vả lắm mẹ tôi mới được bạn nhỏ lễ phép nhường cho một ghế ở trong góc phải. Tôi ngồi ghé với mẹ nhưng vẫn thấy rộng rãi ấm cúng và thích thú. Xung quanh những hàng ghế đã đầy ắp người. Những bạn nhỏ ở tuổi tôi đến từ lúc nào trông thật đông vui. Bạn nào cũng ăn diện thật sặc sỡ và đẹp mắt. Các bạn trai đều mặc áo trắng, quần sẫm màu và bỏ áo trong quần. Các bạn gái thường mặc váy và trên mái tóc những nơ xanh, nơ đỏ với đủ các loại bướm nhiều màu. Trên cổ các bạn đỏ chói chiếc khăn quàng thắm. Ai cũng chăm chú hồi hộp đưa mắt hướng về sân khấu đang bị một tấm màn nhung đỏ che lấp. Âm thanh ồn ào náo nhiệt như ong vỡ tổ dần dần lắng xuống khi tiếng loa thông báo chỉ còn một ít phút nữa thì khai mạc.

Xem thêm:  Dàn ý Cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Màn từ từ kéo ra, ánh điện sáng trưng trên sân khấu. Những dòng chữ son đỏ chói loang loáng trên tấm phong màu xanh dịu. Âm nhạc trỗi lên. Và sau đó chị giới thiệu chương trình đẹp như một cô tiên giáng trần với chiếc áo dài đỏ rực thêu hình những bông hoa lấp lánh kim tuyến ra chào mọi người. Chị cất giọng thật thanh thoát nhẹ nhàng giới thiệu thứ tự những tiết mục tham gia.

Lần lượt các tiết mục được ra trình diễn. Nếu không có lời giới thiệu tên và lớp của các bạn thì tôi không biết được người đang đứng trên sân khấu là ai. Dưới những luồng ánh sáng luôn thay màu rực rỡ, với những bộ quần áo đẹp nhất mà các bạn mặc, và không khí như thực như mơ của âm nhạc… tôi không hình dung nổi các bạn tôi ở chung trường, chung lớp lại đẹp đến mức vậy và đặc biệt là lại tài đến như vậy.

Bạn Hà mở đầu bằng tiết mục ngâm bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Giọng trầm bổng ngọt ngào đưa tôi về với nội tôi. Ôi ước gì nội cũng có mặt ở đây. Có lẽ tôi sẽ nhoài người sang hôn nội và ôm riết nội trong bàn tay bé bỏng của mình. Chắc không cần nói nội cũng hiểu được lòng kính trọng, niềm yêu thương phần nào sự ăn năn, ân hận của tôi với những lỗi lầm với nội. Bạn Hà đang nói giùm tôi tình cảm “thương bà biết mấy” của cháu bà đó, nội à…

Rồi bạn Trang lên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ. Câu chuyện đã được cô giáo giảng rồi mà nghe kể lại chúng tôi không giảm một chút hứng thú nào. Chúng tôi hồi hộp theo dõi từng chi tiết. Khi thì niềm vui, lúc thì nỗi buồn, khi thì niềm kinh hãi. Điều kỳ lạ là chỉ bằng giọng nói của mình mà Trang đã làm cho tôi thấy bạn cứ luôn đổi khác các vai trên sân khấu. Khi bạn cúi chào mọi người, tôi còn dụi mắt để xem mình có nhầm không. Ủa, mà mới đây tôi còn thấy một người già, một cô bé và rõ ràng cả con sói xám nữa cơ… Thế mà tất cả chỉ mình bạn Trang thôi. Bạn không thay đổi y phục mà chỉ thay giọng nói. Kỳ lạ quá hà!

Xem thêm:  Chia sẻ những bài thơ về biển nổi tiếng được yêu thích nhất mọi thời đại

Ấn tượng sâu sắc nhất là lúc Quỳnh Như, lớp trưởng lớp tôi, một bạn học giỏi văn nhất trường lên đọc và ngâm thơ Lượm của Tố Hữu.

Bạn lên sân khấu với dáng điệu rụt rè bẽn lẽn. Mới ra chào mọi người mà tôi đã thây bạn lúng túng ghê. Mây sợi tóc may chưa chi đã dính bết vào trán rồi…

Hôm nay bạn “diện” thật đẹp. Chiếc váy xanh khoe đôi chân thon thả với bít tất màu hồng và đôi giày trắng. Chiếc áo trắng tinh vạ khăn quàng đỏ ngay ngắn trên vai, cả một chú bướm vàng bằng vải to tướng cũng bệ vệ nằm yên trên đỉnh đầu.

Quỳnh Như bắt đầu ngâm thơ, giọng hơi run:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cáo chân thoăn thoắt

Dáng vẻ nhút nhát ban đầu đã mất. Bạn thật tự tin. Vừa đọc cô bé vừa nhảy ngó nghiêng trên sân khấu. Dáng đi của bạn thật nhanh nhẹn mà hồn nhiên. Thật là một con chim chích “Nhảy trên đường vàng”. Giọng đọc truyền cảm và vui tươi. Các từ láy được nhấn mạnh theo mỗi bước chân sáo và cái nghiêng người đu đưa của Quỳnh Như.

Rồi bạn dừng lại như đang gặp người nào. Sau đó là giọng kể thật hồn nhiên của một lời tâm sự. bạn vừa cười vừa kể như thể có một người chú ở trước mặt.

Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à…

Thoắt chốc, giọng của bạn đã chuyển sang lối nói mới. Không một ai buồn cười khi bạn nghiêm mặt mà đĩnh đạc rắn rỏi: “Thôi, chào đồng chí”… Quỳnh Như nghiêng người lại, giơ tay ra chào nhưng ánh mắt lại đượm vẻ tinh nghịch.

Và bây giờ, giọng của Quỳnh Như trầm hẳn xuống. Tiếng nhạc ngừng hẳn. Sân khấu như thu nhỏ lại bởi một vòng ánh sáng nhạt bao quanh người biểu diễn. Cô bé vui tươi giờ đây u buồn và giọng đọc thơ trầm lắng đau xót. Bạn ấy đang diễn tả cái chết của Lượm:

Xem thêm:  Soạn bài Sửa chữa lỗi dùng từ

Bỗng lòe chớp lửa

Thôi rồi Lượm ơi

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

Vẻ hốt hoảng, bàng hoàng hiện lên trên mặt Quỳnh Như. Giọng ngâm của bạn như có tiếng nức nở nghẹn ngào. Dưới ánh sáng dịu của đèn tôi thấy đôi mắt của Như long lanh ngấn nước.

Cả phòng im phắt như đang tưởng niệm cái chết của Lượm. Nghe đâu đây tiếng sụt sùi của vài bạn gái đa cảm. Nhìn lên mẹ, tôi thấy người cùng ngồi bất động như một pho tượng. Tự dưng, mắt tôi cay cay… Quỳnh Như đang siết chặt bàn tay, ánh mắt rừng rực lửa hận như nói cùng người chết.

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông….

Và giọng bạn bỗng dài ra:

Lượm ơi, còn không?

Thật kỳ diệu, trong lúc tâm hồn mọi người đang bị đè nặng đến ngạt

thở thì hình ảnh của Lượm lại vui tươi hồn nhiên xuất hiện. Nhạc lại trỗi dậy. Ánh sáng lại rực rỡ và Quỳnh Như lại nhảy chân sáo với cái đầu nghiêng nghiêng bím tóc. Ôi Lượm đâu chết, Lượm đã được tái sinh:

Chú bé loắt choắt

Cái xác xinh xinh…

Giọng đọc tuy không to hơn, không vui hơn như đoạn đầu, nó không buồn mà thật đằm thắm, rắn rỏi. Tình cảm chú với Lượm quả là đã được cô học trò lớp sáu dành cho thật trọn vẹn với tất cả hồn mình.

Khi Quỳnh Như kết thúc tiết mục, cúi xuống chào mọi người thì những tràng pháo tay tán thưởng vang lên như sấm. Những bó hoa được các cô chú Nhà Văn hóa đưa lên trao tặng. Quỳnh Như lại bẽn lẽn run run cầm những bông hoa đỏ.

Chúng tôi ra về và ai cũng có cảm tình với Quỳnh Như. Mẹ tôi cứ khen bạn ấy hoài khiến tôi thật mắc cỡ. Bởi học lớp sáu rồi mà tôi vẫn còn đọc ề à và lặp. Tôi tự hứa với mình là sẽ siêng năng tập đọc nhiều hơn. Và biết đâu sẽ có một ngày mẹ tôi lại chăng tấm tắc và tự hào: “Con mẹ đọc hay quá!”

Theo Baivanhay.com

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *