Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 6 / Tập làm văn 6 đề 9: Kể về kỉ niệm đáng nhớ

Tập làm văn 6 đề 9: Kể về kỉ niệm đáng nhớ

Tập làm văn 6 đề 9: Kể về kỉ niệm đáng nhớ

Hướng dẫn

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ

YÊU CẦU

  • Đây là một đề thuộc dạng mở. Mỗi em có thể tuỳ theo vốn sông cá nhân mà lựa chọn các sự việc, hành động, nhân vật để kể lại và tất nhiên đây phải là nhũng sự việc, hành động, nhân vật mà người kế đã trải nghiệm hoặc đã biết và thấy đáng nhớ, gây ấn tượng sâu sắc nhất.
  • Biết lựa chọn được các sự việc, nhân vật tiêu biểu có ý nghĩa, có sức lôi cuốn người đọc để kể lại. Sự việc, hành động trong lòi kể phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo trật tự thòi gian, không gian, theo quan hệ nhân quả hay theo quy luật tâm lí), theo ý đồ giao tiếp mà em lựa chọn.
  • Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho thích hợp. Biết kết hợp giữa kể với miêu tả, biểu cảm và nghị luận để cho văn bản kể được cụ thể, sông động.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu về một kỉ niệm đáng nhớ: kỉ niệm gì, xảy ra bao giờ, ở đâu, có ý nghĩa gì,…

THÂN BÀI

Có thể kể theo hai cách:

  • Kể theo chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia và kết thúc:

+ Sự việc thứ nhất.

+ Sự việc thứ hai.

  • Kể một câu chuyện về kỉ niệm đáng nhớ:

+ Mở đầu câu chuyện.

+ Diễn biến của câu chuyện.

+ Kết thúc câu chuyện.

KẾT BÀI

Suy nghĩ, cảm xúc về kỉ niệm đáng nhớ.

Xem thêm Tập làm văn 6 đề 10: Kể về một người thân

của em tại đây.

BÀI VĂN THAM KHÀO

Bài 1

NGƯÒI PHỤ NỮ QUÉT RÁC – MẸ TÔI…

Trong nhà, mẹ là người yêu tôi nhất. Mẹ chăm sóc chu đáo cho tôi từ việc ăn mặc đến chuyện học hành. Mỗi lần nhìn thấy mẹ vất vả vì tôi, trong lòng tôi lại cảm thấy day dứt, đầy ân hận khi nhớ lại một kỉ niệm buồn. Đó là hồi tôi mới vào lớp 6.

Xem thêm:  Đóng vai người khách qua đường để kể lại truyện Treo biển và cho biết suy nghĩ của em đối với mỗi lần chủ cửa hiệu thay biển. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện đó

Khi ấy, gia đình tôi vẫn còn nhiều khó khăn, cả nhà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của bố. Để có tiền cho tôi vào học cấp hai, mẹ tôi đã nhận đi quét rác cho khu phố cũng gần trường tôi học. Biết chuyện, tôi giận mẹ ghê gớm. Trong lúc tức giận, tôi còn nói vối mẹ:

  • Sao mẹ phải đi làm cái việc ngoài đường ấy. Thật là… Con thất vọng vĩ mẹ!

Nói thế rồi tôi bực dọc bỏ vào phòng. Tôi không để ý đến cảm giác của mẹ lúc đó, vạ đầu óc non nớt của tôi cũng không thể hiểu rằng: mẹ làm tất cả vì tôi! Lúc đó tôi chỉ nghĩ mẹ làm cái công việc thật đáng xấu hổ, sao mẹ lại đi quét rác chứ… cả ngày hôm đó, và cả sáng hôm sau khi đi học tôi không nói vối mẹ một lời…

Một hôm tan học, như thường lệ, tôi đứng ở cổng trường chờ bố đến đón. Bỗng tôi thấy xuất hiện một người phụ nữ, đẩy một chiếc xe rác. Tôi hơi ngò ngợ… là mẹ. Không! Đầu óc tôi lúc đó rối bời, chân tê cứng lại — không thể là mẹ, tôi tự nói với mình như vậy. Người phụ nữ tiến lại chỗ tôi, đẩy một xe rác kềnh càng, và bốc mùi nữa, bà bỏ tấm khăn bịt mặt và gọi tôi:

  • Con ơi!

Không! Tôi không muốn thấy mẹ thế này. Rồi tôi quay lưng đi. Đám bạn xôn xao hỏi tôi về người phụ nữ lạ mặt kia, nhưng tôi cố ý nói to:

  • Không! Không phải mẹ mình!
Xem thêm:  Dàn ý và bài văn mẫu Tả bà ngoại của em cho một người bạn thân nghe

Theo phản xạ, tôi chạy đi rất nhanh, lao về nhà, bỏ lại sau lưng đám bạn ngơ ngác và cả người mẹ của tôi nữa. Càng lúc, tôi càng chạy nhanh như muốn trốn tránh sự thật này. Tai tôi ù đi… Tôi như còn nghe vẳng đâu đây tiếng gọi “Con ơi” và còn tưỏng tượng ra cảnh đám bạn đang thích chí chế giễu tôi có một người mẹ quét rác. Tôi không thể biết rằng lúc đó, người phụ nữ quét rác — mẹ tôi — đã khóc…

Bẵng đi một thời gian, tôi cứ xa mẹ dần. Rồi một hôm, khi vừa tan học, bố đã đợi tôi ở cổng trường, rồi vội vã chở tôi đi. Tôi hỏi:

  • Mình đi đâu hở bố?

Bố tôi nói giọng run run và ngấn nước mắt:

  • Mẹ… mẹ vào viện rồi con ạ!

Tôi giật mình, tưởng như không tin vào tai mình nữa, rồi tôi rớt nước mắt. Tôi nghe bố kể:

  • Mẹ phải quét rác và dọn vệ sinh ở gần những nhà máy hoá chất trong một thời giạn dài nên đã nhiễm độc.

Nghe bố tôi kể thế, tôi cứ ngõ mình đang nằm mơ vậy, tôi bàng hoàng, sợ hãi. Bố tôi nói tiếp:

  • Mẹ đi quét rác chỉ vì muốn con được ăn học tử tế, con biết không?

Tôi trách mình quá ngốc, sao không hiểu điều này sớm hơn. Tôi đã trách nhầm mẹ. Mẹ ơi! Con hối hận quá!

Vào bệnh viện, hai bố con tôi ngồi chờ bên ngoài để bác sĩ lọc máu cho mẹ tôi. Tôi chợt thấy sợ hãi. Trong tâm trí tôi cứ lởn vởn ý nghĩ: “Nếu mình mất mẹ thì sẽ ra sao?”.

Xem thêm:  Tả ông già Nôen vào ngày giáng sinh theo trí tưởng tượng của em

Không! Không thể như thế được! Trong tai tôi lúc ấy bỗng vang lên bài học trong lớp, khi tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi nói: “Trong đời con sẽ có thế trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ con.”.

Đúng lúc ấy, bác sĩ ra và nói với bố:

  • Anh yên tâm, chị sắp khỏi rồi, chỉ cần ở viện vài hôm nữa.

Tôi sung sướng nhìn mẹ qua ô cửa kính. Ôi! Con yêu mẹ làm sao! Người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì tôi. Trước khi mẹ tôi ra viện, tôi lén đặt cạnh giường mẹ một cây nến thơm – thứ duy nhất tôi đủ tiền mua tặng mẹ. Kèm theo là một lời nhắn: “Mẹ là ánh sáng rực rỡ nhất đòi con. Con yêu mẹ!”.

Bây giờ gia đình tôi đã khá giả và mẹ tôi đã lại đi làm. Mỗi khi nhớ lại câu chuyện này, tôi không thể cầm lòng mình. Một lần làm mẹ buồn khiến tôi nhó mãi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ!…

(Ngô Hương Giang, Trường THCS Chu Văn An, TP. Thái Nguyên)

NHẬN XÉT

  • Bài văn thực sự làm người đọc cảm động. Sự việc, hành động của các nhân vật ở đây đã được lựa chọn và tổ chức thành một câu chuyện kể khá đặc sắc. Nhân vật xưng “tôi” và bà mẹ đã hiện lên khá sinh động, đẹp vối những phẩm chất, tình cảm cao quý và có sức ám ảnh người đọc.
  • Nhân vật “tôi” tự kể với những cảm xúc sâu lắng, hồn nhiên, khiến câu chuyện làm xúc động lòng người. Lời văn hồn nhiên, trong sáng, truyền cảm. Tả, biểu cảm kết hợp với kể nhuần nhuyễn đã làm tăng sức biểu cảm của chuyện.

Theo Baivanhay.com

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6

Tác giả Nguyễn Tuân luôn luôn được biết đến chính là một trong những nhà …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *