Thuyết minh về ATK Định Hoá – Bài 1
“Thủ đô kháng chiến” ATK Định Hóa (Thái Nguyên) những ngày đầu tháng Tám từ Quán Vuông về Chợ Chu, Quy Kỳ, Định Biên rồi sang Phú Đình, Điềm Mặc…vẫn những rừng vầu, rừng cọ, đồi chè xanh ngát, thấp thoáng những nhà sàn đơn sơ, bình dị.
Điều khác biệt nhất đó là đường về ATK đã trải nhựa phẳng lỳ, những ngôi trường, trạm y tế khang trang, điện lưới quốc gia thắp sáng các bản làng, hệ thống kênh mương bê tông kiên cố tỏa khắp những cánh đồng…Vùng đất ATK năm xưa nay ngập tràn sức sống mới, đời sống đồng bào các dân tộc đang đổi thay từng ngày.
Theo các tài liệu tại Ban quản lý di tích lịch sử – sinh thái ATK Định Hóa, với địa thế hiểm yếu về mặt quân sự lại là nơi những người yêu nước và lực lượng cách mạng sớm gây dựng cơ sở, phát triển lực lượng, từ những năm 1936 – 1939 nhiều xã trong vùng Định Hóa đã hình thành đội ngũ cốt cán giác ngộ cách mạng.
Đầu năm 1942, một bộ phận của Cứu quốc quân II đã mở rộng địa bàn sang Định Hóa hoạt động. Đầu năm 1943, Định Hóa trở thành địa bàn của Cứu Quốc quân do đồng chí Tân Hồng (Chu Văn Tấn) chỉ huy mở đường Bắc tiến từ Chợ Chu lên Cao Bằng, thâm nhập sang Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Phong trào cách mạng ở Định Hóa lớn mạnh không ngừng. Đỉnh điểm vào cuối tháng 3/1945, lực lượng Cứu quốc quân và tự vệ chiến đấu đã tấn công chiếm đốn lính khố xanh ở Chợ Chu. Định Hóa trở thành huyện giành chính quyền sớm nhất ở tỉnh Thái Nguyên.
Trên mảnh đất lịch sử này, tháng 5/1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập trên cơ sở hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân tại Làng Quặng, xã Định Biên với 13 đại đội trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng ở khắp vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng nền độc lập tự do của đất nước lại bị đe dọa bởi chủ nghĩa thực dân xâm lược, vùng đất “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” Định Hóa lại tiếp tục được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm của ATK Việt Bắc.
Trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ (1946 – 1954), núi rừng ATK Định Hóa và đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã chở che, nuôi giấu cán bộ cách mạng, nhiều cơ quan của Trung ương cũng ra đời trên chính mảnh đất này như: Ủy ban kiểm tra Trung ương (1948), Hội Nhà báo Việt Nam (1950), Ủy ban hòa bình Việt Nam, Ngành điện ảnh và nhiếp ảnh cách mạng (1953)…
Ở căn lán Khau Tý, xóm Nạ Tra, xã Điềm Mặc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc, chỉ đạo phong trào cách mạng của cả nước suốt từ tháng 2 đến tháng 10/1947. Tại đồi Pụ Đồn, dưới chân đèo De, núi Hồng (xã Phú Đình ngày nay) vào ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì lễ phong quân hàm đại tướng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt, tại căn lán Tỉn Keo (xã Phú Đình), vào cuối tháng 9/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh “Trần Đình” và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng quân ủy.
Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ núi rừng ATK Định Hóa, toàn quân, toàn dân ta đã giành thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong trận đánh cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ghi nhận những công lao to lớn của đồng bào các dân tộc và giá trị lịch sử của ATK Định Hóa, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho huyện danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời xếp hạng ATK Định Hòa là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Thuyết minh về ATK Định Hoá – Bài 2
Cách mạng tháng tám thành công đất nước ta có một thủ đô: Hà Nội. thuê xe cửa lò
Nhưng chỉ sau một năm đất nước giành được độc lập, bóng đen hắc ám của kẻ thù thực dân xâm lược lại xuất hiện. Tiếng súng rền vang đất trời Nam Bộ. rồi tiếng súng kháng chiến rền vang ngay giữa lòng Hà Nội. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ,… lại trở về giữa lòng Việt Bắc cách mạng.
“Vui sao một sáng tháng năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dai xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn”
Là nhà thơ, là người gắn bó với những năm tháng ở Việt Bắc, là một chứng nhân lịch sử, Tố Hữu đã viết, đã cảm nhận, đã có trong lòng mình một “Thủ đô gió ngàn” của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp suốt 9 năm trường như thế. Và thực tế, cũng có một thủ đô gió ngàn bao gồm đất Định Hóa, một phần đất Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), phần đất phía đông Sơn Dương, Yên Sơn (tuyên Quang) và phía nam Chợ Đồn (Bắc Kạn). Thủ đô gió ngàn ấy gọi là An Toàn Khu Trung ương (ATK), mà Định Hóa là trung tâm ATK – Trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vùng ATK trên đất Định Hóa bao gồm gần như toàn bộ đất Định Hóa. “Định Hóa là ATK tuyệt mật”. từ 1947 đến 1954, Bác Hồ, cơ quan Trung ương Đảng. Tổng bộ Việt Minh, tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng, Bộ tổng Tư lệnh, Bộ tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, và các đồng chí: Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng, Tôn Đức Thắng Phó Chủ tịch thường trực ủy ban Thường vụ Quốc hội, Võ Nguyên Giáp Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội, Hoàng Quốc Việt Chủ tịch Tổng bọ Việt Minh, Phạm Văn Đồng Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh,… đều đặt đại bản doanh chủ yếu tại ATK Định Hóa để lãnh đạo cả nước để kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ ATK Định Hóa, nhiều quyết định quan trọng liên quan tới vận mệnh dân tộc đã ra đời.
Ngày 15/ 10/ 1947, tại Khau Tý xã Điềm Mặc, thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông (lên Việt bắc) của giặc Pháp”. Năm 1948 tại ATK Định Hóa chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm đợt đầu cho các tướng lĩnh. Ngày 19/ 8/ 1948 thành lập Hội đồng Quốc phòng tối cao, ngày 25/ 7/ 1950 thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch Biên Giới. Mệnh lệnh mở các chiến dịch Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… cũng được phát đi từ trung tâm đầu não kháng chiến Atk Định Hóa. Đặc biệt cuối năm 1953, tại tỉn Keo dưới chân đèo De, núi Hồng thuộc xã Phú Đình, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị đã họp bàn để thông qua kế hoạch Đông Xuân 1953- 1954 và hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Là trung tâm thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiến, “Ba ngàn ngày không nghỉ” biết bao tên xóm, tên làng, tên đồi, tên núi, tên rừng, tên suối, tên sông của vùng ATK Định Hóa như: Đèo De, núi Hồng, Khau Tý, tỉn Keo, Nà Mòn, Thẩm Khen, Nà Lọm, Đồng Đau, Thẩm Tắng, Bảo Biên, bãi Thàn Mát, Quảng Nạp, Nà Đình,… và cả các tên xã trong ATK Định Hóa: Lục Rã (Phú Đình), Điềm Mặc, Định Biên, Thanh Định, Bảo Linh, Yên Thông (Bình Yên), Quy Kỳ, Đồng Thịnh đã trở thành thiêng liêng, sống mãi cùng lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, mãi mãi là niềm tự hào vô bờ của đồng bào các dân tộc Thái nguyên. thuê xe nghệ an
Là trung tâm của Thủ đô kháng chiến, nơi đóng đại bản doanh các cơ quan đầu não của Đảng, chính phủ, Quân đội, nơi ra đời những quyết định quan trọng nhất đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Ngày nay khu di tích ATK Định Hóa, cùng với các di tích cách mạng kháng chiến của chiến khu Việt Bắc được Nhà nước đánh giá “là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dan tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” ATK Định Hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được Nhà nước đầu tư phục hồi, tôn tạo để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một khu di tích lớn, một điểm hành hương “về nguồn cội xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc.
Tìm về cội nguồn cách mạng, các thế hệ hom nay xin hãy một lần đến với trung tâm thủ đô kháng chiến, trung tâm “thủ đô gió ngàn” bên đèo De – núi Hồng lịch sử, để cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1946- 1954) do bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để vưng tâm đi tiếp con đường mà Bác Hồ và thế hệ cha ông ta đã từng đi.